Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 50 - 56)

Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu. Xây dựng mô hình các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến tỷ suất sinh lợi của NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TPHCM

Cơ sở lý thuyết về NHTM, tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của NHTM

Các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NH.

Xác định các vấn đề cần nghiên cứu

Tổng quan mục tiêu nghiên cứu Thu thập và xử lý số liệu trên

phần mềm stata 14 và Excel

Thống kê mô tả; Kiểm tra mối tƣơng quan và Hồi quy tuyến tính

các biến trong mô hình

Kết quả nghiên cứu và kiến nghị, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng tỷ suất sinh lợi tại

các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TPHCM.

Kiểm định mô hình; Phân tích kết quả

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Vốn chủ sở hữu: Syfria (2012) xem xét tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2002 – 2011 đã tìm thấy một liên kết tích cực đáng kể với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu. Tỷ lệ vốn đƣợc đo bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Ngân hàng nào có vốn chủ sở hữu cao sẽ giảm chi phí vốn do đó có một tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Abreu và Mendes (2002) cũng tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi, Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) lại tìm thấy vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tích cực đối với ROE nhƣng có mối tƣơng quan nghịch mạnh mẽ đến ROA.

Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X1 là nhân tố vốn chủ sở hữu (CAPITAL) tác động cùng chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố CAPITAL.

- Chi phí hoạt động: Syfria (2012) đã dùng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động để đánh giá năng lực quản trị chi phí ngân hàng, trong bài nghiên cứu đã tìm thấy tác động ngƣợc chiều giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và quản trị chi phí. Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) cũng tìm thấy tác động ngƣợc chiều của chi phí hoạt động với ROA, ROE. Trong khi đó Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Abreu và Mendes (2002) lại tìm thấy ảnh hƣởng tích cực của chi phí hoạt động đến ROA, ROE, NIM.

Dựa vào nhận định nghiên cứu của Syfria (2012), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X2 là nhân tố chi phí hoạt động (COST) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố COST.

- Cho vay khách hàng: Hoạt động của ngân hàng là huy động vốn từ các chủ thể dƣ thừa và cho các chủ thể thiếu vốn vay. Từ đó ngân hàng sẽ kiếm đƣợc tỷ suất sinh lợi lãi biên ròng. Cho vay càng lớn, tỷ suất sinh lợi lãi biên ròng càng lớn và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại càng cao. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

trong nghiên cứu của Syfria (2012), Abreu và Mendes (2002) đã tìm thấy dƣ nợ cho vay có tác động tích cực đối với ROA, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản càng lớn, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao. Ngoài ra Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) và Abreu và Mendes (2002) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực của tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên.

Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X3 là nhân tố cho vay khách hàng (LOAN) tác động cùng chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng cho nhân tố cho vay khách hàng.

- Tiền gửi khách hàng: Đối với hoạt động ngân hàng nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng chính là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân tổ chức trong nền kinh tế. Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trƣởng tiền gửi hàng năm của tiền gửi vào ngân hàng càng cao thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn tỷ suất sinh lợi nhiều hơn. Tuy nhiên tăng trƣởng tiền gửi cũng có ảnh hƣởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng theo kết quả nghiên cứu Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) bởi việc đóng góp tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng do tăng trƣởng tiền gửi còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ khả năng chuyển tiền gửi khách hàng thành tài sản mang lại nguồn thu nhập, phản ánh qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chất lƣợng tín dụng. Theo kết quả nghiên cứu của Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) thì tiền gửi khách hàng có mối tƣơng quan thuận nhƣng không đáng kể tới tỷ suất sinh lợi.

Từ các nghiên cứu trƣớc, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X4 là nhân tố tiền gửi khách hàng (DEPOSIT) tác động cùng chiều/ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố DEPOSIT.

- Tính thanh khoản: Cho thấy khả năng thực hiện các nghĩa vụ của ngân hàng, chủ yếu là đối với các khách hàng tiền gửi. Một ngân hàng có thanh khoản tốt

sẽ cân đối tốt giữa nguồn tiền gửi và tiền cho vay, đảm bảo nguồn thu từ gốc và lãi đủ đảm bảo nhu cầu rút tiền của khách hàng tiền gửi. Có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng tính thanh khoản của ngân hàng nhƣ tiền gửi trên tổng tài sản, tiền gửi trên tổng dƣ nợ, tiền và tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản, tiền mặt trên tiền gửi, tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động... LIQUID là một trong những tỷ lệ đƣợc dùng phổ biến, đƣợc dùng nhiều trong hoạt động quản lý và giám sát hoạt động của các ngân hàng. Trong nghiên cứu Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã dùng tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động để đo lƣờng tính thanh khoản và tìm mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động và tỷ suất sinh lợi nhƣng không có ý nghĩa thông kê. Trong khi đó Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) lại tìm thấy tác động ngƣợc chiều của tính thanh khoản đối với ROA, ROE.

Dựa kết quả nghiên cứu của Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X5 là nhân tố thanh khoản (LIQUID) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ tổng tiền, tƣơng đƣơng tiền, tiền gửi và chứng khoán kinh doanh trên trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố LIQUID.

- Quy mô ngân hàng: là một trong những biến độc lập bởi vì mặt lý thuyết trong kinh tế vi mô một ngân hàng lớn có thể tạo tính kinh tế theo quy mô nghĩa là quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao. Nhƣng nếu quy mô ngân hàng trở nên quá lớn, hiện tƣợng của phi kinh tế theo quy mô sẽ xuất hiện. Trong bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng NicolaePetria, Bogdan Caprarub, IulianIhnatov (2015) và Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) thì quy mô ngân hàng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi. Để đo lƣờng nhân tố quy mô tài sản, đề tài sử dụng Lograrit tổng tài sản nhƣ bài nghiên cứu của Syfria (2012).

Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X6 là nhân tố quy mô tài sản (SIZE) tác động cùng chiều đến ROA, ROE.

- Rủi ro tín dụng: theo nghĩa rộng nhất có thể đƣợc hiểu là nguy cơ tổn thất tài chính do ngƣời đi vay không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một biến đại diện để đo lƣờng rủi ro tín dụng. Theo Syfria (2012), tỷ lệ dự phòng trên tổng dƣ nợ càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao, trong khi Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) thì tìm thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của NHTM là ngƣợc chiều. Thể hiện nguy cơ khoản vay càng cao thì chi phí trích lập dự phòng rủi càng lớn.

Từ các nghiên cứu của Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X7 là nhân tố rủi ro tín dụng (PROVI) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố PROVI.

- Nợ xấu: Trong bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của các NHTM tại Kenya, Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã sử dụng nợ xấu để đo lƣờng chất lƣợng tài sản và kết luận rằng chất lƣợng tài sản có tác động ngƣợc chiều đối với tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng tại Kenya. Tƣơng tự theo nghiên cứu của Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) thì nợ xấu cũng có mối tƣơng quan nghịch không đáng kể với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản nhƣng có mối tƣơng quan nghịch đáng kể đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.

Để đo lƣờng chất lƣợng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Các ngân hàng luôn cố kiểm soát tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể vì nợ xấu sẽ ảnh hƣởng tiêu cực cho vay của khách hàng là tốt, đảm bảo khả năng sinh lợi nhƣng vẫn ở mức an toàn đối với hoạt động của ngân hàng.

Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X8 là nhân tố Nợ xấu (NPL) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE.

- Tăng trƣởng kinh tế: Để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế, các tác giả Syfria (2012), Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011), NicolaePetria, BogdanCaprarub, IulianIhnatov (2015) đã sử dụng chỉ số tổng sản phẩm quốc nội để làm thƣớc đo. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Syfria (2012) không tìm thấy sự tác động của GDP đến tỷ suất sinh lợi, trong khi đó Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011); Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) lại tìm thấy GDP tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi.

Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X9 là nhân tố tăng trƣởng kinh tế (GDP) tác động cùng chiều đến ROA,ROE.

- Lạm phát là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng, có thể sử dụng nhƣ một chỉ số về rủi ro kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát cao cho thấy rủi ro kinh doanh cao, Nếu lạm phát tăng, ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi dẫn đến tăng tỷ suất sinh lợi của NHTM. Nhƣng nếu lạm phát tăng rất cao, nhƣ trong trƣờng hợp khủng hoảng ngân hàng của Indonesia năm 1998, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tăng quá cao, nhiều ngƣời tiết kiệm thay vì vay từ các ngân hàng. Điều này dẫn đến thu nhập lãi thuần và tỷ suất sinh lợi của NHTM sụt giảm. Abreu và Mendes (2002) tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lạm phát và tỷ suất sinh lợi; NicolaePetria, Bogdan Caprarub, IulianIhnatov (2015) không tìm thấy tác động của chỉ số lạm phát đến tỷ suất sinh lợi.

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Syfria (2012), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X10 là nhân tố lạm phát (INF) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)