TỔNG QUAN VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 37)

2.3.1. Khái niệm

Lợi nhuận là thƣớc đo khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ dùng lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng thì không đầy đủ vì không phản ánh đƣợc tỷ lệ thu nhập đạt đƣợc trên cùng một đơn vị đầu tƣ nhƣ tài sản, vốn chủ sở hữu… để đánh giá chính xác hơn ngƣời ta sử dụng tỷ suất sinh lợi.

Tỷ suất sinh lợi của một tài sản là mức thu nhập mà nhà đầu tƣ kỳ vọng sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai trên mỗi đồng vốn đầu tƣ ban đầu vào tài sản đó.

Tỷ suất sinh lợi là một tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lợi của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi càng cao thì ngân hàng hoạt động càng có lãi, ngƣợc lại tỷ suất sinh lợi càng âm thì ngân hàng càng thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

khác tạo ra thu nhập nhƣ tổng tài sản, vốn cổ phần của NHTM. Tỷ suất sinh lời của NHTM đƣợc thể hiện qua các chỉ số nhƣ tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA). Bên cạnh đó, ngoài hệ số ROA và ROE, nhiều nhà nghiên cứu còn sử dụng thêm mốt số hệ số đặc thù để đo lƣờng khả năng sinh lời nhƣ tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân, tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định....

2.3.2. Những chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi tại các NH thƣơng mại.

Các giới chức điều hành ngân hàng và các nhà phân tích ngân hàng sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng nhƣ: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE - return on equity), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tỷ (ROA- return on asset), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên…

Giống nhƣ tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lƣờng khả năng sinh lời đƣợc sử dụng trong từng trƣờng hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa không khác nhau đáng kể.

2.3.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA- Return On Assets)

Hệ số ROA đƣợc tính bằng cách chia lợi tức ròng của ngân hàng cho tổng tài sản (tài sản có bình quân):

Lợi nhuận ròng

ROA (%) = * 100

Tổng tài sản

ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Nó là một tiêu chuẩn có giá trị khi so sánh doanh lợi của một ngân hàng này với một ngân hàng khác, hoặc với hệ thống ngân hàng thƣơng mại với nhau. Mức lợi nhuận thấp có thể là kết quả của các chính sách đầu tƣ và cho vay bảo thủ hay các chi phí hoạt động quá mức. Hệ số ROA cao có thể là kết quả của các hoạt động hữu hiệu.

2.3.2.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity)

Ngƣợc lại, ROE là một chỉ tiêu đo lƣờng tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vào ngân hàng. Tiêu chuẩn này là quan trọng nhất đối với các cổ đông của một ngân hàng, bởi vì nó phản ánh cái mà ngân hàng kiếm đƣợc từ vốn đầu tƣ. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của NH nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là NH đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn.

ROE đƣợc tính theo công thức:

Lợi nhuận ròng

ROE (%) = * 100 Vốn chủ sở hữu

2.3.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin)

Chỉ tiêu này đo lƣờng tính hiệu quả và khả năng sinh lời, đồng thời cho biết thu nhập lãi thuần từ các khoản đầu tƣ bởi nguồn huy động vốn từ tiền gửi; đi vay ngân hàng và là nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập mà ngân hàng có đƣợc từ tài sản nhƣ cho vay, thấu chi, tài trợ thƣơng mại, đầu tƣ chứng khoán, cho thuê tài chính và các hoạt động cấp tín dụng khác. Chi phí trả lãi bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi của khách hàng, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí huy động vốn khác, ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp và cấp tín dụng với lãi suất cao hơn. [9, tr 196-197]

NIM = Thu từ lãi – Chi phí trả lãi Tổng tài sản

Chỉ số này càng cao càng tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lúc này ngân hàng thu lãi nhiều hơn chi trả lãi; ngƣợc lại tài sản sinh lời của ngân hàng

có mức sinh lời không cao hoặc ngân hàng đã huy động nguồn vốn với lãi suất cao nên chênh lệch ngày càng thấp.

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu nhƣ: tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên là các thƣớc đo tính hiệu quả cũng nhƣ khả năng sinh lời. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lƣơng, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng). Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thƣờng là âm, chi phí ngoài lãi nhìn chung vƣợt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.

Hay các chỉ tiêu khác nhƣ: thu nhập cận biên trƣớc những giao dịch đặc biệt (NRST), tỷ lệ tài sản sinh lời, tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM), tỷ lệ hiệu quả sƣ dụng tài sản (AU)…

Mỗi phƣơng pháp đo lƣờng khả năng sinh lợi có các điểm mạnh và điểm yếu của khác nhau. Kết hợp phân tích các chỉ tiêu sẽ mang lại kết quả phân tích mà mình mong muốn.

2.3.2.4. Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phƣơng thức tài trợ tài sản. (Sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn). Một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu nhƣ sử dụng nhiều nợ (bao gồm cả tiền gởi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản.

ROE = ROA *

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

2.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NH thƣơng mại

Tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố không liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng; các nhân tố bên trong là các nhân tố chịu ảnh hƣởng bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng.

2.3.3.1. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên ngoài ảnh hƣởng đến ngân hàng. ngân hàng.

- Tăng trƣởng kinh tế: Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là thƣớc đo để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế. GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối dùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm, khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, còn đƣợc gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Hay nói cách khác GDP là tổng chi tiêu của gia đình, đầu tƣ của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ cộng phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết đối với sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Nguồn huy động vốn từ khu vực tiết kiệm đƣợc ngân hàng phân phối sang khu vực đầu tƣ, từ đó tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng giúp thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu cho nền kinh tế, gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài vào một quốc gia.

Khi nền kinh tế tăng trƣởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vốn cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ bảo lãnh, L/C, thanh toán và các dịch vụ NH khác cũng gia tăng mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống NHTM. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế chậm phát triển thì lƣợng hàng sản xuất của doanh nghiệp không bán đƣợc, dòng vốn lƣu động không đáp ứng đƣợc nhu cầu

hoạt động cũng nhƣ thanh khoản của doanh nghiệp, dẫn đến các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc có trƣờng hợp phá sản, gây tổn thất cho các NHTM.

- Lạm phát (INF): Là hiện tƣợng tiền trong lƣu thông vƣợt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên ồ ạt, ảnh hƣởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Khi tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, các ngân hàng muốn giữ chân khách hàng đồng thời tránh bị các ngân hàng khác thu hút nguồn vốn, buộc các ngân hàng thƣơng mại phải tăng lãi suất huy động và dẫn đến cuộc chạy đua về lãi suất, gây ảnh hƣởng đến hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Mặt khác khi lãi suất huy động tăng cao sẽ kéo theo hệ quả lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này sẽ làm xấu đi môi trƣờng đầu tƣ của các ngân hàng.

Khi lạm phát xảy ra, NHNN phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cùng với việc giá cả hàng đầu vào ngày càng lớn khiến cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tuy lớn nhƣng không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng, gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lạm phát tăng cao gây thị trƣờng gặp nhiều khó khăn và suy yếu cũng nhƣ gây tổn thất cho nền kinh tế và trong đó không ngoại trừ hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tổn hại lòng tin của nhà đầu tƣ, gây khó khăn trong việc ra các quyết định đầu tƣ cũng nhƣ quản trị.

2.3.3.2. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên trong ảnh hƣởng đến ngân hàng. ngân hàng.

- Vốn chủ sở hữu (CAPITAL): là lƣợng tiền mà ngân hàng phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh dƣới dạng lợi nhuận giữ lại, vốn chủ sở hữu còn đƣợc gọi là vốn riêng; và là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn, nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn thì càng có thể giảm đƣợc chi phí vốn, từ đó tăng khả năng sinh lợi. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng gồm

vốn của NHTM, các nguồn quỹ của NHTM và các tài sản nợ khác đƣợc xếp vào vốn; trong đó vốn của NHTM gồm vốn điều lệ đƣợc quy định trong điều lệ và tối thiểu phải bằng vốn pháp định, là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng; vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định để xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải… phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM; các khoản thặng dƣ phát hành cổ phiếu, các khoản lợi nhuận để lại.

Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì sau khi đảm bảo các tiêu chuẩn về vốn, phần vốn thặng dƣ có thể dùng nhƣ nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn không phải hoàn trả trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy nguồn vốn này rất ổn định và có thể dùng để đầu tƣ và cho vay trung dài hạn. Là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá đƣợc khả năng thanh toán của ngân hàng trong trƣờng hợp ngân hàng gặp thua lỗ.

Một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc hầu hết nhà quản trị ngân hàng trên thế giới đặc biệt quan tâm là Hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành lần đầu vào năm 1988 (với tên gọi Basel I). Sau đó hiệp ƣớc vốn này đƣợc thay thế bằng Basel II và cuối cùng là Basel III. Theo hiệp định Basel II quy định về an toàn vốn tối thiểu phải ít nhất là 8%, trong khi đó Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam quy định áp dụng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 9% đối với các ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN và hiện nay áp dụng Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN. Đồng thời theo lộ trình Ngân hàng nhà nƣớc chọn 10 ngân hàng thực hiện thí điểm áp dụng các chuẩn mực của Basel II và đến năm 2018 hoàn thành, sau đó sẽ mở rộng áp dụng đối với các NHTM khác. Uỷ ban Basel giám sát ngân hàng đã phát triển Hiệp ƣớc vốn Basel II thành Hiệp ƣớc vốn Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho 27 ngân hàng thành viên với lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 01/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.

- Chi phí hoạt động (COST): Là khoản phải chi trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Chi phí hoạt động gồm chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền

vay, lãi phát hành trái phiếu, kinh doanh vàng bạc, đá quý, kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán, khấu hao tài sản cố định, chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, chi lƣơng và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí quảng cáo, tiếp thị, trích lập quỹ dự phòng…

Ngƣời ta thƣờng dùng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra chỉ tiêu này cho thấy mối tƣơng quan giữa chi phí và thu nhập, thông qua đó các nhà đầu tƣ có cái nhìn tốt hơn về khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tốt vì khi đó cần ít chi phí hơn để tạo 1 đồng thu nhập, nói cách khác, ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn từ đó tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng sẽ cao hơn. Thêm vào đó, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng còn chịu nhiều ảnh hƣởng bởi các chiến lƣợc phát triển kinh doanh của ngân hàng, do đó các nhà quản trị cần hoạch định, phân kỳ thời gian thực hiện cụ thể và cần gắn với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tình hình kinh tế vĩ mô để gia tăng tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.

- Cho vay khách hàng (LOAN): là hoạt động giữ vai trò quan trọng, khoản mục này chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng tài sản của ngân hàng, vì vậy lợi nhuận đem lại từ cho vay là nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Các nghiệp vụ cho vay sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)