Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định rằng, hầu hết phần lớn các bạn sinh viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đều quen thuộc với khái niệm Luật sở hữu trí tuệ cũng như hiểu và nhận biết được đối tượng điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ. Tuy vẫn còn tồn tại số lượng không ít những sinh viên nhầm lẫn giữa các loại luật được sử dụng chủ yếu trong công tác bảo hộ quyền tác giả song số sinh viên có nhận thức đúng đắn khi xác định đúng loại luật được sử dụng chủ yếu ở đây là Luật sở hữu trí tuệ lại chiếm số lượng lớn hơn cả (chiếm tới 87,3%
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Luật giáo dục Luật giáo dục đại học Luật sở hữu trí tuệ Luật dân sự Luật khác
43
tổng số sinh viên được điều tra). Do đó, nhóm nghiên cứu xác định số đông sinh viên ở khắp 7 ngành học trên toàn Học viện đã bước đầu tiếp cận với Luật sở hữu trí tuệ chứ không phải hoàn toàn không biêst gì về Luật sở hữu trí tuệ.
Để chắc chắn về độ hiểu biết và nhận thức của sinh viên đối với tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến hơn nữa, chúng tôi tiếp tục sử dụng câu 6 (phụ lục 1) để khảo sát ý kiến. Một lần nữa, kết quả cho thấy:
36,1% ý kiến đánh giá tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả đối
với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến là “rất cần thiết”; 50,6% số sinh viên lại đưa ra ý kiến ở mức độ thấp hơn là “cần thiết”; bên cạnh đó 8,6% số sinh viên cho rằng việc bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến là “ít cần thiết” và có 4,7% số sinh viên được điều tra khẳng định việc bảo hộ này là “không cần thiết”.
Có thể nói, phần lớn sinh viên đã xác định đúng đắn và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của hoạt động này và cho rằng điều đó là “ít cần thiết” thậm chí là “không cần thiết”. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả bảo hộ, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho họ để quá trình bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
Nhận thức của chủ thể bảo hộ (giảng viên)phỏng vấn sâu
Nhóm nghiên cứu sử dụng câu 1 (phụ lục 2) để trưng cầu ý kiến chủ thể bảo hộ về sự cần thiết của bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến đối với mỗi cá nhân. Kết quả thể hiện: 100% ý kiến đánh giá “rất cần thiết”; 0% ý kiến đánh giá “cần thiết”. Kết quả này cho thấy chủ thể đã có nhận thức đúng về vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến đối với mỗi cá nhân. Có ý kiến cho rằng: “Đây là hoạt động không thể thiếu trong công tác dạy và học tại mỗi cơ sở giáo dục đại học trên cả nước nói chung và tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng, hoạt động này
44
giúp mỗi cá nhân có thêm sự hiểu biết toàn diện, tự giác, kỉ luật, có trách nhiệm hơn mỗi khi tham gia dạy và học trực tuyến giảm thiểu tối đa trường hợp xâm phạm và bị xâm phạm đến quyền tác giả”.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sử dụng câu 2 (phụ lục 2) để trưng cầu ý kiến chủ thể bảo hộ về sự cần thiết của bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến đối với sự phát triển của mỗi cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Kết quả thể hiện: 100 % ý kiến đánh giá “rất cần thiết”; 0% ý kiến đánh giá cần thiết. Kết quả cho thấy chủ thể bảo hộ rất đề cao vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sự phát triển của mỗi cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Bởi kết quả của quá trình bảo hộ sẽ góp phần bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi của kiến thức khiến cho cả giảng viên và sinh viên đều yên tâm học tập cũng như công tác mà không phải lo “kiến thức của mình một ngày nào đó bỗng nhiên trở thành của người khác”.
Nhìn chung, hầu hết sinh viên và chủ thể bảo hộ đều đánh giá công tác bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến là có ý nghĩa cần thiết đối với mỗi cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục cũng như có ý nghĩa cần thiết đối với sự phát triển của mỗi cơ sở giáo dục đại học. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để chủ thể bảo hộ tiếp tục tổ chức các hoạt động để nâng cao hiệu quả bảo hộ thường xuyên.
2.3.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay dạy trực tuyến tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
2.3.2.1 Đối tượng được khảo sát trong việc đánh giá thực trạng xâm phạm đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam:
Sau khi khảo sát ngẫu nhiên sinh viên toàn bộ các ngành học và các khóa tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam chúng tôi đã thu được câu trả lời của 409 sinh viên, cụ thể:
45