CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ
1.4. Phương thức bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực
dạy trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học
1.4.1. Nhóm phương thức bảo hộ được thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đại học đại học
1.4.1.1. Bảo hộ thông qua việc ban hành Quy chế về dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học
Tuy đã quay trở lại giảng dạy và học tập trực tiếp tại Học viện được một thời gian nhưng có thể nói đứng trước bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa thể kết thúc trong “một sớm một chiều” như hiện nay thì việc dạy và học tập bằng phương pháp trực tuyến vẫn là một cách làm hiệu quả và có thể được áp dụng lại bất cứ lúc nào nếu dịch bệnh có chuyển biến quá phức tạp. Phương pháp dạy và học trực
27
tuyến bên cạnh những điểm giống thì còn vô số điểm khác biệt so với dạy và học trực tiếp. Có những quy định trong Quy chế học tập trực tiếp không còn phù hợp khi dạy và học trực tuyến nữa. Chính vì vậy, việc có một “nền tảng” các quy định mới, phù hợp hơn trong việc dạy và học trực tuyến là rất cần thiết.
Quy chế dạy và học trực tuyến cần có các nội dung liên quan tới: quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình của các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ nguyên tắc áp dụng, các quy định hiện hành của pháp luật được đề cập đến trong Quy chế đặc biệt là về sở hữu trí tuệ. Trong đó, bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến cũng là mộtnội dung quan trọng khi ban hành Quy chế về dạy học trực tuyến của mỗi trường đại học. Ứng dụng công nghệ vào học tập trên diện rộng là một bước tiến trong thời gian gần đây tuy nhiên chính điều này cũng là điều kiện để việc xâm phạm đến các bài giảng trong giảng dạy trực tuyến diễn ra phổ biến và dễ dàng hơn. Do đó, khi ban hành Quy chế cần đưa ra những quy định nhằm bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo vệ quyền đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến nói riêng. Chủ thể bảo hộ thông qua việc ban hành Quy chế, tác động trực tiếp vào tâm lý của đối tượng, buộc họ tuân thủ Quy chế.
1.4.1.2. Bảo hộ thông qua các biện pháp nâng cao nhận thức về quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến
Bảo hộ thông qua các hoạt động giáo dục là con đường chủ thể bảo hộ tác động trực tiếp vào nhận thức của đối tượng (cả người dạy và người học), nâng cao nhận thức của họ khiến họ chủ động tuân thủ những quy định của pháp luật nói chung, Quy chế của các cơ sở giáo dục đại học nói riêng về quyền tác giả mà cụ thể là quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến. Tại các cơ sở giáo dục đại học, bảo hộ thông qua các hoạt động giáo dục là một phương thức cơ bản được thực hiện rộng rãi, trong nhiều điều kiện khác nhau. Phương thức này giúp đối tượng (người dạy và người học) nắm bắt được các kiến thức về quyền tác giả, phát huy năng lực tự giáo dục của bản thân. Trên cơ sở những hiểu biết
28
đó, bản thân mỗi đối tượng sẽ có sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của mình để có những hành vi đúng đắn, tuân thủ theo những định hướng của chủ thể bảo hộ đặt ra theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Từ đó, giảm thiểu tối đa thậm chí là không còn tình trạng xâm phạm quyền tác giả đặc biệt là quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học như hiện nay.
Bảo hộ thông qua các hoạt động giáo dục thường được diễn ra dưới các hình thức: tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề,…
1.4.2. Nhóm phương thức bảo hộ được thực hiện bởi người dạy học
Một là, người dạy họ bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng của mình bằng cách cần chủ động định hình bài giảng trong giảng dạy trực tuyến dưới một hình thức vật chất nhất định là một trong những yếu tố quan trọng và hiệu quả để pháp luật thừa nhận bài giảng đã phát sinh quyền tác giả. Như vậy, để bài giảng của người dạy học được bảo hộ quyền tác giả thì người dạy học cần ghi âm, ghi hình từ khi bắt đầu bài giảng trên nền tảng trực tuyến.
Hai là, người dạy học cần chủ động thông báo với sinh viên về Quy chế của Học viện cũng như trách nhiệm tôn trọng bài giảng của mình, đề nghị không chủ động ghi hình, ghi âm dưới bất kì hình thức nào, cũng như phân phối bài giảng trong giảng dạy trực tuyến khi chưa được sự đồng ý của người dạy học.
Ba là, khi bắt đầu người dạy học cần cài đặt chế độ chỉ có người dạy học được quyền thuyết trình đế tránh việc sinh viên ghi lại một phần hoặc toàn bộ bài giảng bằng bất kỳ phần mềm hoặc ứng dụng nào nếu không được sự đồng ý và cho phép đồng thời của người dạy học.
1.4.3. Nhóm phương thức bảo hộ được thực hiện bởi người học
Phương thức được coi là quan trọng nhất ở nhóm phương thức này chính làbảo hộ thông qua việc tự chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức (nhằm tránh vô ý xâm phạm bài giảng)
Bảo hộ thông qua việc người học tự chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức về quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến là một phương thức
29
hữu ích, giúp người học nhận diện chính xác được những biểu hiện của việc xâm phạm quyền tác giả đối với bài giảng.Từ đó, người học sẽ dần có những nhận thức đúng đắn về quyền tác giả và tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp để không xâm phạm đến quyền tác giả đối với bài giảng nhất là trong bối cảnh giảng dạy trực tuyến như hiện nay. Kênh thông tin nhằm tìm hiểu, nâng cao kiến thức rất phong phú, người học có thể tìm hiểu qua Internet hoặc sách báo chính thống, đáng tin cậy. Thậm chí việc tìm hiểu, nâng cao kiến thức còn được thể hiện qua tham gia các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu kiến thức liên quan. Việc người học tìm hiểu, nâng cao kiến thức là yếu tố then chốt trong việc hạn chế được các hành vi vô ý xâm phạm bài giảng trong giảng dạy trực tuyến.
30
Tiểu kết chương 1
Tổng quan nghiên cứu các vấn đề về “quyền tác giả”, “bảo hộ quyền tác giả”, “bài giảng trong giảng dạy trực tuyến”, “bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến”, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiện nay tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu về “bảo hộ quyền tác giả đốivới bài giảng trong giảng dạy trực tuyến”, tiếp cận dưới góc độ Luật sở hữu trí tuệ.
Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, đề tài đã hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản và đưa ra khái niệm tổng quát “bảo hộ quyềntác giả đối với bài giảng tronggiảng dạy trực tuyến”. Đồng thời chỉ rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam mà cụ thể là pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Nhóm nghiên cứu đưa ra các nhóm phương thức bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng, bao gồm: (1) nhóm phương thức bảo hộ được thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đại học; (2) nhóm phương thức bảo hộ được thực hiện bởi người dạy học; (3) nhóm phương thức bảo hộ được thực hiện bởi người học.
Những nghiên cứu lý luận trên đây là cơ sở để đề tài tiếp tục thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay”.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
BÀI GIẢNG TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM