Hành vi phát tán bài giảng không hợp pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ

1.3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực

1.3.3. Hành vi phát tán bài giảng không hợp pháp

Trong thời đại kỷ nguyên kỹ thuật số và bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học phải thay đổi nhanh chóng cách thức giảng dạy chuyển từ giảng dạy “truyền thống” sang giảng dạy trực tuyến. Hầu hết người học đều trang bị riêng cho mình một thiết bị hiện đại luôn được kết nối đến nền tảng trực tuyến. Do đó việc quản lý thông tin trên nền tảng trực tuyến của các cơ sở giáo dục đại học gặp rất nhiều khó khăn và không kiểm soát được. Quy định về Phân phối tác phẩm được hiểu là: “việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kì hình thức phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm”. Khác với truyền thống, hành vi phân phối bất hợp pháp tác phẩm trên môi trườn Internet được diễn ra tương đối phổ biến trong thời gian vừa qua. Điển hình, trong các cơ đào tạo đại học phân phối bài giảng trong giảng dạy trực tuyến bằng hình thức ghi âm, ghi hình chuyển sang dạng đĩa DVD chất lượng và giao bán trên các hội nhóm Facebook, Zalo, … hoặc cho các chủ thể khác thuê nhằm mục đích vì lời nhuận.

Theo Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao được chủ sở hữu quyền tác giả “độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm”. Trên cơ sở luật định, quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số có cơ chế bảo hộ khá chặt chẽ. Trong bối cảnh giảng dạy trực tuyến, quyền phân phối tác phẩm có nguy cơ bị xâm phạm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, dù có vô tình hay cố ý thì mọi hành vi phân phối bản gốc hoặc

26

bản sao tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đó bất kể là phân phối với mục đích gì[18].

Dưới góc độ luật thực định thì pháp Luật sở hữu trí tuệ hiện hành xác định hành vi phân phối bất hợp pháp là những hành vi: (1) phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; (2) phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; (3) phân phối tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; (4) phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, các hành vi phân phối tác phẩm bất hợp pháp ảnh hưởng đến chất lượng đích thực của tác phẩm do có thể có sai sót trong việc truyền tải hình ảnh, âm thanh; và nội dung của tác phẩm, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của tác phẩm, bởi theo quy định pháp Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì hành vi xâm phạm quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm” đượchiểu là hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại danh dự và uy tín của tác giả. Nói cách khác, bốn hành vi phân phối tác phẩm được nêu trên được coi là hợp pháp nếu được sự đồng ý của tác giả hoặc thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)