Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc bài giảng không hợp pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ

1.3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực

1.3.2. Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc bài giảng không hợp pháp

Có thể nói, bài giảng chính là một “đứa con tinh thần” của tác giả, ẩn trong bài giảng là sự tâm huyết, chất xám của người tạo ra nó. Do vậy, người sáng tạo thực sự cần được tôn trọng các quyền về mặt tinh thần, tính chuẩn xác từ chính

23

tác phẩm của mình. Những hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc bài giảng đối với bài giảng mà không được sự cho phép của tác giả lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự toàn vẹn tác phẩm và quyền nhân thân của họ. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.” Đây là một trong những quyền nhân thân của tác giả để bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Nên, việc sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Bởi, những hành vi này cũng sẽ làm thay đổi ít nhiều về ý tưởng sáng tạo của tác giả.

Sửa chữa bài giảng là hành vi thay đổi câu từ hoặc có thể là một đoạn bằng việc sử dụng câu từ, đoạn khác có ý nghĩa tương đồng hoặc khác biệt hoàn toàn. Hành vi này có thể là một phần hoặc toàn bộ nội dung ban đầu của bài giảng mà người giảng dạy hướng tới.

Cắt xén bài giảng là hành vi lược bớt từ, câu, đoạn trong bài giảng. Thông thường, người cắt xén bài giảng sẽ chọn những từ, câu, đoạn có nội dung không quan trọng nhằm không làm mất đi nội dung chính của bài giảng. Hành vi này có thể làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của bài giảng.

Xuyên tạc bài giảng là hành vi chỉ sử dụng một phần nội dung bài giảng khiến cho mọi người hiểu sai về nội dung mà tổng thể bài giảng hướng tới hoặc định hướng một cách có chủ đích nội dung của bài giảng theo một hướng khác so với nội dung của bài giảng hướng tới.

Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm sẽ làm thay đổi một phần nội dung hoặc có thể làm thay đổi trái ngược mà bài giảng muốn hướng tới. Nội dung, giá trị của bài giảng trong giảng dạy trực tuyến gắn liền với uy tín và làm nên danh tiếng của tác giả. Khi sáng tạo ra tác phẩm, tác giả phải chịu trách nhiệm trước xã hội và những chủ thể khác về nội dung, chất lượng của tác phẩm. Việc người khác tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào có thể làm ảnh hưởng đến giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm thậm chí làm sai lệch, bóp méo tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của họ.

24

Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm chỉ coi là hành vi xâm phạm nếu việc “sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm” ấy “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Theo quy định này thì việc sửa chữa, cắt xén không gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả, thậm chí làm cho tác phẩm hay hơn thì không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, việc sửa chữa, cắt xén có làm phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả không là rất khó xác định và không có tiêu chí để đánh giá. Yếu tố “gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả” thường rất khó xác định. Bản thân giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật rất khó xác định vì không có tiêu chí chung để đánh giá. Việc đánh giá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan và quan điểm của mỗi người. Thực tế, người cắt xén, sửa chữa tác phẩm có thể cho là việc làm của họ khiến cho tác phẩm hay hơn, nhưng ngược lại, tác giả lại phản đối và cho rằng việc sửa chữa đó làm ảnh hưởng xấu đến tác phẩm cũng như danh dự, uy tín của tác giả. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm là “không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả”. Bất cứ việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm nào mà không có sự đồng ý của tác giả thì đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Tác phẩm là một thể thống nhất thể hiện nội dung, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào có thể làm ảnh hưởng đến giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, làm sai lệch, thậm chí bóp méo tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của họ. Vì vậy, không có chủ thể nào khác ngoài tác giả có quyền thay đổi nội dung của tác phẩm kể cả trong trường hợp việc thay đổi nhằm làm tăng giá trị nghệ thuật, giá trị thực tiễn của tác phẩm, trừ trường hợp được tác giả cho phép.

Bên cạnh đó, cần phải có sự thống nhất giữa quy định của Luật sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn về việc xác định hành vi xâm phạm đến tính toàn vẹn của tác phẩm, để việc áp dụng được rõ ràng, chính xác, tranh gây ra nhiều tranh chấp về vấn đề này. Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, cần xác định hành vi sửa

25

chữa, cắt xén tác phẩm mà không được tác giả cho phép là xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm mà không cần xem xét đến yếu tố có xâm phạm đến danh dự, uy tín của tác giả hay không.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)