Và như thế, nguy cơ bài giảng bị xâm phạm quyền tác giả là rất lớn bởi sinh viên có thể phát tán bài giảng đó đến những người khác bất cứ lúc nào thậm chí là vì mục đích thương mại mà giảng viên khó có thể kiểm soát được hết… Hiểu được điều đó phần lớn sinh viên đã có cái nhìn khách quan và đúng đắn khi chọn đối tượng cần được bảo hộ là “bài giảng trong giảng dạy trực tuyến” bởi bài giảng trong giảng dạy trực tuyến là đối tượng dễ dàng bị xâm phạm quyền tác giả nhất. Đối với “giáo án của giảng viên”, vẫn có một số sinh viên cho rằng đây là đối tượng cần được bảo hộ quyền tác giả nhất tuy nhiên phải khẳng định một điều rằng giáo án chỉ là dàn ý chi tiết để phục vụ cho việc giảng dạy chứ không phải bài giảng đã hoàn thiện cho nên giáo án không phát sinh quyền tác giả.
0 50 100 150 200 250 300
Đỡ phải ghi chép bài Làm tài liệu phục vụ thi cử Làm tài liệu phục vụ ôn tập
41
Biểu đồ 2.5. Ý kiến của sinh viên về những đối tượng cần được bảo hộ quyền tác giả
Tiếp theo, chúng tôi sử dụng câu 5 (phụ lục 1) để trưng cầu ý kiến sinh viên về loại luật được sử dụng chủ yếu trong công tác bảo hộ quyền tác giả đối với những đối tượng trên.Kết quả thể hiện:
8,8% cho rằng Luật giáo dục là loại luật được sử dụng chủ yếu trong công
tác bảo hộ quyền tác giả; 12% cho rằng Luật dân sự mới là loại luật được sử dụng chủ yếu hơn cả những loại luật khác trong công tác bảo hộ quyền tác giả; 46% khẳng định Luật giáo dục đại học là loại luật được sử dụng chủ yếu trong công tác bảo hộ quyền tác giả và có đến 87,3% đưa ra nhận định Luật sở hữu trí tuệ là loại luật được sử dụng chủ yếu nhất trong công tác bảo hộ quyền tác giả. Mặt khác, 0,2% tổng số sinh viên được điều tra lại đưa ra ý kiến khác khi cho rằng quyền tác giả được bảo hộ chủ yếu bởi “tất cả các luật”. Có thể nói, khi được khảo sát về loại luật được dùng để bảo hộ quyền tác giả, phần lớn sinh viên được điều tra đều chọn Luật sở hữu trí tuệ. Trong khi các loại luật khác như Luật dân sự chỉ được 12% số sinh viên được điều tra chọn. Điều này càng chứng tỏ phần lớn sinh viên có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, do số lượng sinh viên ngành Luật tham gia trả lời khảo sát khá đông mà họ lại
0 50 100 150 200 250 300 350
Giáo án của giảng viên Bài giảng trực tiếp của giảng viên Bài giảng trực tuyến của giảng viên Bài giảng trong giảng dạy trực tuyến
42
có kiến thức về pháp luật nên dễ dàng có thể biết luật nào điều chỉnh. Hơn nữa, số lượng sinh viên khoá 7 và khoá 8 tham gia trả lời cũng khá nhiều, lượng kiến thức, hiểu biết của họ cao hơn nên tất nhiên họ sẽ chọn nhiều vào Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy ngoài Luật sở hữu trí tuệ thì Luật giáo dục đại học cũng là loại luật được số đông sinh viên chọn khi được hỏi về loại luật được dùng để bảo hộ quyền tác gỉả. Ngoài các yếu tố trên, do khách thể chính mà chúng tôi nghiên cứu là sinh viên tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam mà đây lại là một cơ sở giáo dục đại học. Do đó, phương án này cũng được chọn khá nhiều.