Về việc nếu đã từng chia sẻ thì sinh viên đã từng chia sẻ bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tới những đâu. Để hướng tới việc khảo sát sinh viên thường chia sẻ bản ghi âm, ghi hình bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tới đâu chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 11 (mục lục 1). Do 1 sinh viên có thể đã thực hiện hành vi chia sẻ tới nhiều nơi nên tuy khảo sát trên 404 sinh viên trả lời câu hỏi nhưng chúng tôi lại thu về 742 câu trả lời. Nơi được sinh viên chia sẻ nhiều nhất là mạng xã hội (25.7%) và Sinh viên trường khác (25.6%) tiếp theo là Nhóm học
tập (22.5%), Nhóm lớp (20.6%), Diễn đàn học thuật (3.6%) và Khác (2%). Có thể nói, việc công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo theo đó là ngập tràn
167 153 190 191 24 14 0 50 100 150 200 250 Nhóm học tập Nhóm lớp Sinh viên
trường khác Mạng xã hội Diễn đàn học thuật
51
các tiện ích, ứng dụng trên mạng xã hội khiến giới trẻ nói chung và sinh viên Học viện Thanh Thiếu niên nói riêng ngày càng khó xa rời mạng xã hội và việc kết nối sinh viên giữa các trường ngày càng trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, giảng viên mỗi người lại có phương pháp giảng dạy riêng, mỗi người lại có những phần nội dung giảng dạy khác nhau nên khi muốn có cái nhìn toàn diện về một vấn đề thì sinh viên cũng sẽ có cái nhìn từ nhiều phía khác nhau mà cụ thể là có thể tham khảo bài giảng của giảng viên trường khác. Do vậy, việc sinh viên chia sẻ lên Mạng xã hội và sinh viên trường khác chiếm tỉ lệ cao nhất, tổng của 02 nhóm này đã chiếm tới 51.3%. Tiếp theo, là “Nhóm học tập” và “Nhóm lớp” chiếm tới lần lượt 22.5% và 20.6%, có thể nói việc chia sẻ lên nhóm học tập và nhóm lớp lại ít hơn 02 đối tượng ở trên do thường thì khi chia sẽ lên đây thì chỉ có 1 người thường xuyên chia sẻ (thường là lớp trưởng hoặc lớp phó học tập, nhóm trưởng) do đó, số lượng câu trả lời nhận được sẽ bị sụt giảm. Tuy nhiên, nếu xét về tần suất chia sẻ lên 02 đối tượng này thì có thể lớn hơn rất nhiều các đối tượng còn lại. Việc chia sẻ lên nhóm lớp, nhóm học tập có thể diễn ra hằng tuần (thậm chí là hằng ngày). Việc chia sẻ lên mạng xã hội hoặc sinh viên trường khác sẽ có tần suất nhỏ hơn rất nhiều nhưng số lượng sinh viên làm việc này lại đông hơn rất nhiều. Tiếp theo là tới chia sẻ tới các diễn đàn học thuật, việc chia sẻ tới đây chỉ chiếm khoảng 3.6% do các diễn đàn học thuật không phải bạn sinh viên nào cũng có trình độ để tham gia vào các nhóm này. Nguyên nhân là do các nhóm này thường chia sẻ những nội dung chuyên sâu, những vấn đề khó và cả các diễn đàn học thuật ngày càng bị giảm dần trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, có 14 câu trả lời chia sẻ tới những nơi khác (Chiếm khoảng 02%) câu trả lời nhận được.
52
2.3.3 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay trực tuyến tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
2.3.3.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả của giảng viên với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam:
Biểu đồ 2.13. Sự phản hồi của giảng viên đối với sinh viên về bảo hộ quyền tác giả khi dạy trực tuyến
Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam phần lớn giảng viên không đề cập hay ngăn cấm việc ghi âm, ghi hình bài giảng trong quá tình giảng dạy trực tuyến (chiếm 58,7% ý kiến). Trong đó có khoảng 10,8% ý kiến cho rằng, giảng viên cho phép sinh viên ghi âm, ghi hình toàn bộ bài giảng để lỡ có quên hoặc không hiểu thì cũng dễ dàng tua lại bài để theo dõi. Cũng có một số giảng viên chỉ cho phép ghi âm hoặc ghi hình một phần bài giảng, ví dụ, đó là nội dung quan trọng trong kì thi, sinh viên cần phải ghi nhớ (chiếm 31,5% ý kiến). Tuy nhiên, cũng có những giảng viên không cho phép người học được quyền ghi âm hay ghi hình vì bất cứ lý do gì (chiếm 21,3% ý kiến). Cũng có sinh viên cho rằng, dù biết giảng viên nhắc nhở không cho phép ghi âm nhưng họ vẫn sử dụng các phần mềm ghi
1 44 129 87 240 Khác Cho phép ghi âm, ghi hình
Cho phép ghi âm, ghi hình tùy hoàn cảnh
Không cho phép ghi âm, ghi hình
53
âm bí mật để khi nào cần thì có thể mở ra nghe lại những chỗ khó hiểu trên lớp (chiếm 0,2% ý kiến). Số liệu cho ta thấy rằng, tỉ lệ giảng viên không đề cập đến việc được ghi âm, ghi hình là rất cao, do đó dẫn đến một số lượng sinh viên lớn nhận thức ghi âm, ghi hình cho dù không cần sự đồng ý của tác giả vẫn là quyền của mình, không xâm phạm quyền tác giả bài giảng trong giảng dạy trực tuyến. Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảng viên không phổ biến có được phép ghi âm hay ghi hình bài giảng hay không là do chưa có Quy chế bảo hộ dạy và học trực tuyến hoặc công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền liên quan nói riêng con chưa sâu rộng, chưa kịp thời tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
2.3.3.2 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả của sinh viên với bài giảng trong giảng dạy trực tuyến tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam: