CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.4 Phƣơng pháp thu thập tài liệu
a/ Thu thập tài liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian và tiền bạc trong quá trình thu thập
Các nguồn dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong ngân hàng. Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quan thống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tê trung ương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày…
Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ:
- Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại LPB – CN Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015. Các báo cáo bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB – CN Bắc Ninh; Báo cáo kết quả công tác cho vay khách hàng cá nhân của LPB – CN Bắc Ninh; Báo cáo danh mục cho vay khách hàng cá nhân của LPB – CN Bắc Ninh.
- Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng và của LPB – CN Bắc Ninh nói chung…
b/ Thu thập tài liệu sơ cấp
Thu thập từ các bộ phận: quản trị rủi ro, phòng kiểm soát nội bộ, Phòng tín dụng, các Phòng giao dịch nơi trực tiếp làm tín dụng như giám đốc đơn vị, lãnh đạo mảng, trưởng nhóm…Nội dung thu thập chủ yếu là các thông tin cá nhân, các tài liệu nghiệp vụ chuyên môn, phỏng vấn quan điểm đối với các yếu tố phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại LPB – CN Bắc Ninh.
- Lập bảng câu hỏi để điều tra khách hàng cá nhân và cán bộ nhân viên.
- Quan sát, trò chuyện với nhân viên trong ngân hàng.