CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh
Chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Bắc Ninh những năm gần đây đều khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn luôn luôn ở mức kiểm soát. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục. Do vậy, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển vững chắc của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Bắc Ninh thì việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay như sau:
4.2.1 Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng cá nhân và đào tạo nhân lực
Trong quy trình cấp tín dụng thẩm định là bước rất quan trọng, hoạt động thẩm định sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không và chất lượng thẩm định cũng sẽ quyết định đến hiệu quả hay rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Xuất phát từ nguyên nhân của phần thực trạng cho thấy cán bộ tín dụng thẩm định chưa chủ động thu thập thông tin, tìm hiểu nắm bắt đầy đủ các thông tin qua bạn hàng đối tác, hàng xóm,các tổ chức hội mà khách hàng đang sinh hoạt để nắm bắt mức độ uy tín, đạo đức của khách hàng.Do đó cần đa dạng nguồn thông tin của khách hàng đề nghị cấp tín dụng cũng như phải nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Chất lượng tín dụng được phản ánh nhiều qua trình độ năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng. Do vậy biện pháp tăng cường quản lý và đào tạo thường xuyên để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là biện pháp lâu dài và quan trọng đối với ngân hàng. Định kỳ thống kê và cập nhật các lỗi vi phạm trong quy trình cho vay để nhân viên có thể tiếp cận, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đánh giá phân tích hồ sơ tín dụng. Khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng cao nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng nhân viên phân tích tín dụng móc nối hồ sơ với đơn vị kinh doanh gây rủi ro cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngân hàng.Nội dung đào tạo phải gắn với thực tiễn, cập
nhập thông tin để có thể vận dụng một cách linh hoạt , sáng tạo tránh những sai sót , nâng cao năng lực cũng như kinh nghiệm trong việc đánh giá, phân tích khách hàng, đề xuất cho vay phù hợp với nhu cầu, đảm bảo khả năng chi trả nợ vay của khách hàng và kiểm soát tốt khoản sau vay như : đôn đốc khách hàng trả nợ, các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, trau dồi kiến thức , tác phong nghề nghiệp, kỷ luật lao động.
Cấp quản lý thường xuyên sâu sát nhân viên để nắm bắt đời sống sinh hoạt, tình hình công việc cũng như tâm tư nguyên vọng. Qua đó đánh giá tư cách đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện, mối liên hệ giữa các đồng nghiệp, quản lý tốt về mặt con người. Bên cạnh đó, cần chú trọng chế độ lương thưởng, phúc lợi tạo điều kiện cho nhân viên đảm bảo cuộc sống, tránh phát sinh tiêu cực và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Điều chuyển hoặc thay thế nhân sự giữa các đơn vị theo từng địa bàn trong một thời gian nhất định nhằm gia tăng kiểm soát chéo, tránh tình trạng lạm quyền hay cấu kết giữa các cá nhân trong một đơn vị.
Định kỳ hàng năm giám sát hoạt động, theo dõi cách làm việc của nhân viên thông qua việc buộc nhân viên nghỉ phép. Điều này giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ phát sinh trong một thời gian dài, tiết kiệm chi phí xử lý trong trường hợp phát sinh.
4.2.2 Thiết lập cơ chế cảnh báo sớm
Một trong những cách để tránh nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân đó là thiết lập các rào cản, cơ chế để phát hiện và ngăn ngừa nợ xấu và rủi ro khi cho vay đối với khách hàng cá nhâ. Cơ chế cảnh báo ở đây có thể là thông qua việc tìm hiểu về thông tin tín dụng của cá nhân vay vốn, về tình hình thu nhập và tính hiệu quả của công việc mà cá nhân sắp đầu tư, khả năng ổn định và quy mô của nguồn vốn trả nợ, ngoài nợ ngân hàng thì cá nhân này có nợ với ai nữa không, điểm tín dụng trên CIC như thế nào cùng với dựa trên dự báo, ước tính về mức độ rủi ro khi cho cá nhân này vay vốn.
Những việc này khá khó khăn trong bối cảnh ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh với ngân hàng khác, cũng như nhân viên cố gắng để đáp ứng chỉ tiêu huy
động vốn nhưng nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là cực kỳ tốt. Đó là cơ sở bền vững để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sự canh tranh với các ngân hàng trong cùng địa bàn.
4.2.3 Tăng cƣờng khả năng hiểu thị trƣờng vi mô trên để mở rộng cho vay trên cơ sở hiểu khách hàng.
Một trong những điều khiến khách hàng và ngân hàng có xu hướng cách xa nhau đó là sự hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu lẫn nhau, cũng như mức độ am hiểu về các khía cạnh như tín dụng, mục đích vay, khả năng trả nợ, uy tín về trả nợ đúng hạn,…Do đó, tác giả kiến nghị nhân viên tín dụng của ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng cần tích cực đi sâu đi sát, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của khách hàng cá nhân, từ đó khơi gợi nhu cầu hoặc làm quen để đánh giá được nhu cầu của cá nhân đó khi nào phát sinh, rủi ro ở mức nào, điều này vừa giúp tăng doanh số cho vay mà còn giảm rủi ro nợ xấu cũng như chi phí sử dụng thông tin của CIC.
4.2.4 Tăng cƣờng năng lực hiểu quy định, quy trình của chi nhánh ngân hàng để tuân thủ cho vay. hàng để tuân thủ cho vay.
Việc nắm rõ quy định, quy trình của chi nhánh ngân hàng về việc chi vay khách hàng cá nhân giúp nhân viên tư vấn tốt cho khách hàng, đầy đủ đúng đắn và tạo được niềm tin nơi khách hàng vay vốn. Đồng thời, điều này đảm bảo nhân viên không bỏ sót khâu thẩm định quan trọng nào và giúp hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc kiểm tra mục đích vay và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích thường xuyên cũng giúp ngân hàng nắm sát được tình hình, và có biện pháp điểu chỉnh thu hồi vốn phù hợp tránh mất vốn quá nhiều. Đối với những nhân viên xét duyệt hồ sơ thiếu trách nhiệm, có nhiều thiếu sót và chủ quan trong quá trình cho vay thì cũng cần có những hình thức kỷ luật nhất định mang tính răn đe, nhằm tránh việc vì chạy đủ chỉ tiêu tín dụng mà dẫn tới rủi ro mất vốn của chi nhánh ngân hàng.