CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Định hƣớng nâng cao chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân
hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm tới
4.1.1. Định hƣớng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh.
Căn cứ tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn, Ngân hàng Lienvietpostbank Bắc Ninh định hướng kinh doanh đến năm 2025 cụ thể như sau:
+ Thực hiện rà soát danh mục đầu tư cho vay, tập trung mọi nguồn lực và các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Nâng cao chất lượng thẩm định đảm bảo việc đầu tư tín dụng cho vay an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh cơ cấu cho vay theo hướng giảm dần dư nợ các doanh nghiệp lớn, tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ, cho vay hộ tư nhân cá thể, tiêu dùng có tài sản bảo đảm. + Trong công tác phát triển khách hàng: Phát triển khách hàng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc mở rộng quy mô, tăng trưởng thị phần của chi nhánh, do đó tập trung tối đa mọi nguồn lực mở rộng phát triển khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng có lợi thế phát triển trên địa bàn như: Kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh mặt hàng gỗ nguyên liệu, giấy và thương mại hàng tiêu dùng.
+ Chú trọng thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả, theo đó tập trung huy động vốn các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đảm bảo tính ổn định về quy mô. Tìm mọi biện pháp tiếp cận chăm sóc thu hút thị phần nguồn tiền gửi giá rẻ từ các khách hàng là các TCKT đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.
+ Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức kinh doanh đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khách hàng theo hướng: Có trình độ chuyên môn,
có kinh nghiệm quản lý, có mối quan hệ xã hội, kĩ năng tốt và phẩm chất đạo đức trong sáng.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng cho vay, thanh toán với chất lượng cao nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích Ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển tín dụng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tư nhân có đủ điều kiện tín dụng và hoạt động hiệu quả, tăng thu phí dịch vụ, phục vụ tốt mọi thành phần kinh tế
+ Đẩy mạnh phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo mạng lưới hoạt động rộng lớn cho Ngân hàng.
+ Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị Ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
+ Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch, đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
4.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh. của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh.
Cho vay KHCN là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng không ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, Lienvietpostbank Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả cho vay. Ngoài ra, tăng cường cho vay KHCN hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ như kinh doanh cá thể, hộ gia đình để tiếp vốn sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng xây dựng định hướng chính sách tín dụng phù hợp với sự thay đổi từng giai đoạn kinh tế, thường xuyên theo dõi các diễn biến kinh tế, xã hội, pháp luật trong nước để cập nhật thay đổi các tiêu chí đánh giá, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đề ra chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
Khách hàng sản xuất kinh doanh : Phải có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có nguồn thu nhập hiệu quả, có nguồn thu nhập trả nợ ổn định và có tài sản đảm bảo tốt. Ưu tiên đối với các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống: khách hàng có TSĐB tốt, ổn định, ưu tiên các khách hàng có thu nhập chuyển khoản qua ngân hàng dễ xác thực được.
Hoàn thiện quy trình tín dụng đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng. Công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo môi trường kinh tế và các giới hạn được thiết lập.
Tăng cường công tác đánh giá rủi ro và giám sát tín dụng để rà soát việc tuân thủ các quy định của ngân hàng đối với từng hồ sơ vay vốn, xác định những rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở đó nhằm phân tán rủi ro đối với từng khu vực, ngành nghề. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay…
Xây dựng đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức và năng lực. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, có chính sách nhân sự hợp lý đảm bảo thu hút nhiều nhân tài, quản trị tốt con người.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tín dụng cá nhân bằng cách cải tiến liên tục các đặc điểm thế mạnh của chương trình và sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng nhằm gia tăng tiện ích, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng trong thời gian đầu. Qua đó, khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả.