Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh bắc ninh (Trang 105 - 110)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá chung về chất lƣợng cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Những hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được nêu trên, Lienvietpostbank – Chi nhánh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng mạnh: Cho thấy chất lượng

cho vay của Chi nhánh đã có phần giảm sút. Để tồn tại nợ xấu nghĩa là Chi nhánh đang phải đối mặt với nguy cơ mất vốn cao. Vấn đề này luôn là vấn đề nhức nhối và đáng lo ngại nhất của các NHTM, đặc biệt là trong tình hình kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Trong điều kiện kinh tế khó khăn cùng với công tác đánh giá, kiểm tra, rà soát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay ở một số cán bộ

quan hệ khách hàng chưa sâu sát dẫn đến phát sinh một số khoản nợ xấu tiềm ẩn phải xử lý. Tỉ lệ nợ xấu so với toàn ngành là không cao, tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 đến năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn vẫn trên 1%.

Thứ hai, Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ KHCN có tăng nhưng vẫn ở mức thấp: Ngoài lí do là do nền kinh tế khủng hoảng kéo theo hoạt động kinh doanh của khách hàng giảm sút dẫn đến ảnh hưởng tới ngân hàng ra thì ban lãnh đạo cần có những chính sách, đường lối đúng đắn, đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng để khắc phục tình trạng này.

Thứ ba, về việc chấp hành cơ chế, quy chế tín dụng và thẩm định nhu cầu

vay vốn của khách hàng còn hạn chế: Việc chấp hành quy trình tín dụng đôi khi

chưa được coi trọng. Công tác đánh giá năng lực tài chính khách hàng vẫn dựa nhiều vào các tài liệu sổ sách mà khách hàng cung cấp, làm giảm đi tính thực tế của việc đánh giá khách hàng. Trong quá trình xét duyệt và phán quyết tín dụng cũng như quá trình kiểm ra trước, trong và sau khi cho vay còn sao nhãng, chưa thực sự đi sâu, đi sát nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện, xử lý, giúp đỡ kịp thời. Hoặc trong quá trình thẩm định, với những khách hàng truyền thống, cán bộ thẩm định lơ là, không tuân thủ nguyên tắc làm tăng rủi ro của khoản vay.

Thứ tư, Thủ tục cho vay theo quy định chung còn khá cứng nhắc, chưa được

linh hoạt. Mặc dù tuân thủ tốt nguyên tắc quy trình cho vay nhưng Ngân hàng cần khảo sát, nghiên cứu để đưa ra quy trình ngắn gọn, linh hoạt hơn, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn.

Thứ năm, Về năng lực phẩm chất cán bộ tín dụng: Hầu hết cán bộ tín dụng

đều còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với KHCN. Một số cán bộ làm việc lâu năm theo kinh nghiệm nên ít tìm hiểu và cập nhật những thay đổi của kinh tế thị trường, trình độ về công nghệ còn hạn chế. Xuất hiện tình trạng cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng nhằm mục đích mưu lợi cá nhân, gây hại cho ngân hàng.

Thứ sáu, việc kiểm tra đôn đốc, thu hồi nợ chưa triệt để: Mặc dù công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đã dần được cải thiện qua từng năm những vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đôi khi, trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận trong việc kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ còn chưa rõ ràng và bị chồng chéo. Các bộ phận, phòng ban còn thiếu sự liên kết trong việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh và xử lí triệt để các khoản nợ. Công tác tổ chức xác minh khách hàng, nghiên cứu, đánh giá hồ sơ và thực trạng để lập kế hoạch, phương án xử lý nợ, khai thác đối với từng tài sản thu nợ đôi khi còn thiếu sót.

3.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Một là, Nguyên nhân chủ quan

- Chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng chưa thực sự linh hoạt khi có biến động về lãi suất, muốn áp dụng lãi suất cạnh tranh phải lập hồ sơ trình Tổng giám đốc phê duyệt do vậy thời gian giải ngân sẽ chậm lại. Đồng thời sẽ mất cơ hội kinh doanh, cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Quy trình cho vay của ngân hàng tuy đã có những đổi mới song vẫn chưa thật sự thuận lợi cho KHCN, vẫn còn cứng nhắc, chưa linh hoạt so với tình hình thực tế khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin vay.

- Công tác kiểm tra kiểm soát của Chi nhánh chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để, nhiều khi mang tính chiếu lệ hình thức trên văn bản chứ chưa đi sau vào thực tế nên dẫn đến một số sai sót không đáng có như nhân viên không trung thực đã làm giả hồ sơ khách hàng gây thiệt hại lớn.

- Về đội ngũ cán bộ tín dụng: Với những cán bộ lâu năm, hầu hết đã được đào tạo cơ bản, tuy nhiên chưa được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu mới, đặc biệt là việc triển khai các nghiệp vụ. Bên cạnh đó một số cán bộ mới vào làm còn rất trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề do vậy còn thiếu nhiều kinh nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng hiện nay

- Chiến lược marketing tiếp xúc khách hàng trong thời gian gần đây đã được Chi nhánh lưu tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, không có nhiều biện pháp tuyên

truyền các dịch vụ ngân hàng khiến cho nhiều người dân chưa biết được các dịch vụ cũng như tiện ích của nó mang lại.

- Công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng còn chưa tốt nên đã dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng vọt trong năm 2015 và 2016. Nhân viên còn thông đồng với khách hàng để trục lợi. Đồng thời công tác thu hồi nợ còn chưa thực sự phát huy triệt để do đó ngân hàng không thu hồi hết được nợ xấu.

Hai là, Nguyên nhân khách quan

- KHCN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong những năm qua đã tăng mạnh về số lượng nhưng quy mô vay vốn nhỏ. Đa số khách hàng là KHCN của Chi nhánh là khách hàng có uy tín, tuy nhiên trong quá trình hoạt động do cơ chế thị trường đã thay đồi làm cho một số khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Chi nhánh hoặc cũng có khách hàng, do muốn chiếm dụng vốn của Chi nhánh để phục vụ cho mục đích khác nên dù vẫn đủ tiền trả nợ nhưng họ vẫn xin gia hạn nợ, do vậy đã gây ra nợ quá hạn của Chi nhánh, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Chi nhánh. Đồng thời ở một số KHCN năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, không theo kịp đòi hỏi của cơ chế thị trường dẫn đến SXKD chịu nhiều áp lực cạnh tranh, sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ.

- Xuất phát từ môi trường kinh tế vĩ mô là hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng còn chưa đầy đủ, còn chồng chéo, nhiều kẽ hở để khách hàng có thể lợi dụng. Đồng thời môi truờng kinh tế xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vay vốn của khách hàng như ảnh hưởng của lạm phát, những cuộc đua cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng, các chính sách thắt chặt, kiểm soát nghiêm ngặt của NHNN trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó thị trường ngân hàng phát triển ngày càng sôi động và lớn mạnh. Giai đoạn gần đây trên địa bàn tp Bắc Ninh xuất hiện rất nhiều Chi nhánh mới của các ngân hàng TMCP tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn đòi hỏi chi nhánh ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh phải có những biện pháp, chính sách phù hợp và có tính cạnh tranh cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 đi vào giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh và thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2015 đến 2018.

Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh, đồng thời nêu ra những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân hạn chế của cho vay khách hàng cá nhân.

Và trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả sẽ mạnh dạn đề xuất một số giải pháp ở chương 4 tiếp sau đây.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH BẮC NINH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh bắc ninh (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)