Thanh tra, kiểm tra và đánh giá phát triển NNL

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 113 - 115)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại Cục

2.3.8. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá phát triển NNL

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng Thanh tra của đơn vị hàng năm đều xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật (trong đó có kiểm tra về công tác quản lý CBCC) và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về DTNN và các pháp luật khác có liên quan.

Các phòng Nghiệp vụ phối hợp để tiến hành kiểm tra chéo theo định kỳ các Chi cục DTNN trực thuộc về hoạt động DTNN, tình hình sử dụng kinh phí dự trữ được giao (trong đó có kinh phí đào tạo, bồi dưỡng).

Hàng năm, Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN có kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ tại các đơn vị trực thuộc. Mục đích kiểm tra nhằm đánh giá đúng công tác cán bộ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh, chính xác các vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định; kịp thời phát hiện, đề xuất nêu gương người tốt, việc tốt.

Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển NNL tại đơn vị tập trung vào các nội dung sau:

- Kiểm tra công tác tiếp nhận, tuyển dụng: việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp nhận, tổ chức xét tuyển, bổ nhiệm vào ngạch công chức; việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức và việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận, tuyển dụng công chức.

- Kiểm tra công tác đánh giá, phân loại công chức và NLĐ, bao gồm việc thực hiện nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại công chức, NLĐ. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức, NLĐ. Trình tự, thủ tục đánh giá hàng năm; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng.

- Kiểm tra về công tác quy hoạch CBCC lãnh đạo, quản lý: rà soát cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín CBCC trước khi quy hoạch. Việc quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng CBCC.

- Kiểm tra công tác điều động, luân chuyển CBCC, bao gồm: việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện điều động, luân chuyển CBCC; việc theo dõi, nhận xét, đánh giá CBCC khi điều động, luân chuyển và bố trí, sử dụng CBCC sau điều động, luân chuyển.

- Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC: việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; việc chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho công chức; việc thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với công chức.

- Kiểm tra công tác bổ nhiệm gồm: việc thực hiện nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm; điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm.

- Kiểm tra việc phân công, phân cấp quản lý CBCC và NLĐ, bao gồm: về trách nhiệm của tập thể cấp ủy và cá nhân người đứng đầu trong phân công, phân cấp quản lý CBCC; về trách nhiệm quản lý CBCC của các cấp khi xảy ra vi phạm;

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách CBCC và NLĐ như: thực hiện chính sách về lương, thưởng, khen thưởng và kỷ luật đối với CBCC và NLĐ; việc bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch CBCC.

- Kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ: việc rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị của CBCC.

Giai đoạn 2016-2018, qua các cuộc kiểm tra, đơn vị đáp ứng tốt các yêu cầu kiểm tra, không có trường hợp CBCC vi phạm pháp luật cũng như quy định của Ngành phải xử lý. Đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều

năm liền được cấp trên khen thưởng. Ủy ban Nhân dân Tỉnh và các Sở, Ban ngành trong tỉnh đánh giá cao về tinh thần phối hợp cũng như triển khai thực hiện công việc tại Cục.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)