Giải pháp về đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 124)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân

3.3.2. Giải pháp về đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức

chức

Đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét CBCC là vấn đề đặc biệt quan trọng không chỉ tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú mà là của cả hệ thống chính trị, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng CBCC. Nhận xét, đánh giá CBCC đòi hỏi phải công tâm, khách quan, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong đơn vị.

- Cần có hệ thống tiêu chí đánh giá có tính định lượng để xác định chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của CBCC một cách cụ thể, khoa học, chính xác; việc đánh giá phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực trí tuệ. Coi trọng ý kiến của tập thể đồng thời đặt CBCC trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa tổ chức và cá nhân CBCC để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi trọng bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.

- Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá theo tiêu chuẩn chức danh, theo hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của CBCC, đảng viên. Công khai lĩnh vực công tác, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCC để CBCC khác theo dõi, giám sát, góp ý kiến.

- Gắn đánh giá CBCC theo định kỳ với kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)