Giải pháp trong công tác quyhoạch cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 125 - 126)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân

3.3.4. Giải pháp trong công tác quyhoạch cán bộ, công chức

Việc thực hiện tốt công tác quy hoạch sẽ tạo ra sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ. Công tác quy hoạch CBCC của đơn vị phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.

- Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; thực hiện công khai trong công tác quy hoạch (công khai về tiêu chuẩn, số lượng và danh sách quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt). Tiếp tục thực hiện quy hoạch CBCC giai đoạn 2021-2026, đặc biệt quan tâm tới quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên phải kinh qua chức vụ lãnh đạo quản lý cấp dưới.

- Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ.

- Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “động” và “mở”. Số lượng cán bộ đưa vào quy hoạch phải bảo đảm 1,5 đến hai lần; mỗi chức danh quy hoạch hai đến ba người; một người quy hoạnh hai đến ba chức danh; không quy hoạch một người cho một chức danh. Phải bảo đảm về độ tuổi và cơ cấu, đó là: bảo đảm ba độ tuổi trong quy hoạch và dãn cách các độ tuổi là năm năm; bảo đảm tỷ lệ nữ trong quy hoạch không dưới 15%.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)