Giải pháp trong công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 126 - 128)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân

3.3.5 Giải pháp trong công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác

công tác

Xác định vai trò, vị trí quan trọng của công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Tại đơn vị, để nâng cao hiệu quả công tác này, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện quy định về luân chuyển CBCC, xác định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển, phân công CBCC trong quy hoạch đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt ở các địa bàn, lĩnh vực quan trọng để đào tạo, thử thách, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.

- Luân chuyển CBCC phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với các khâu của công tác cán bộ và phải được đặt trong tổng thể quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị. Thực hiện luân chuyển đúng cán bộ, đúng vị trí là thiết thực góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ. Khi luân chuyển CBCC, cần chú ý thực hiện đồng thời cả hai việc: một là, phải đánh giá đúng về trình độ, năng lực, khả năng phát triển và phẩm chất đạo đức của cán bộ; hai là, lựa chọn nơi luân chuyển thích hợp nhằm tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu.

- Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và khả năng phát triển của cán bộ, gắn với yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Cần đánh giá đúng CBCC để phát hiện mặt mạnh và mặt hạn chế, từ đó xây dựng kế hoạch luân chuyển cho phù hợp, giúp CBCC thông qua hoạt động thực tiễn khắc phục được hạn chế.

- Đối với từng đối tượng CBCC, do tính chất chuyên môn nghiệp vụ cũng như lĩnh vực công tác khác nhau nên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau vì vậy mục tiêu, yêu cầu luân chuyển cũng khác nhau. Đối với CBCC quy hoạch cán bộ quản lý thì phạm vi luân chuyển nên bố trí để họ kinh qua nhiều loại công việc trong phạm vi phụ trách của họ. Cần luân chuyển những CBCC kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ có khả năng trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý xuống cơ sở để có

điều kiện thâm nhập thực tế, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với lĩnh vực chuyên môn của họ.

3.3.6. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đây cũng được coi là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo.

- Quán triệt và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11- 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09-6- 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức của cấp ủy và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người học.

- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ CBCC nhất là người có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để CBCC phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.

- Việc chọn cử người đi học phải đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, tiêu chí chọn cử rõ ràng và được công khai, minh bạch. Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác học tập.

- Quan tâm đến chính sách khi cử CBCC đi học như hỗ trợ học phí, tạo điều kiện về thời gian cho CBCC có thể vừa học vừa làm yên tâm công tác.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đối với từng lĩnh vực công tác.

- Đẩy mạnh việc cập nhật kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Cải tiến phương pháp, quy trình kiểm tra, thi cử, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp, tuyệt đối hóa bằng cấp của cả cơ quan làm công tác cán bộ và cơ quan sử dụng cán bộ.

- Tạo điều kiện cho CBCC tham gia các khóa đạo tạo quốc tế, tranh thủ các kinh phí hỗ trợ, quỹ học bổng của các tổ chức quốc tế. Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), kỹ năng thích ứng trong môi trường quốc tế cho CBCC.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)