PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực tại Cục
2.3.6. Các công tác khác liên quan đến quản lý CBCC theo pháp luật của Nhà nước
Nhà nước
Bên cạnh việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ; mô tả vị trí việc làm trên cơ sở biên chế, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quy hoạch CBCC, đơn vị quản lý, sử dụng CBCC thông qua các công tác sau:
2.3.6.1. Công tác tuyển dụng
Bảng 2.9. Tình hình tuyển dụng tại đơn vị qua các năm
STT Chỉ tiêu tuyển dụng Đơn vị
tính Năm 2018
1 Chuyên viên Người 2 2 Kế toán viên Người 3 3 Kỹ thuậtviên bảo quản Người 3 4 Thủ kho bảo quản Người -
Tổng số CBCC 8
(Nguồn: Báo cáo tuyển dụng CBCC, Phòng TCHC, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú năm 2018)
Từ bảng 2.9 ta thấy, chỉ có số liệu tuyển dụng của năm 2018, năm 2016, 2017 đơn vị không thực hiện công tác tuyển dụng. Năm 2018 đơn vị tuyển dụng được 8 công chức. Trong 6 bước tuyển dụng đề cập đến tại phần lý thuyết, đơn vị không thực hiện bước 2: Tổ chức tuyển dụng. Lý do: Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển công chức trong toàn ngành Tài chính, tập trung thi tuyển tại một cơ sở. Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú là đơn vị cấp dưới, chỉ thực hiện thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, sơ tuyển và gửi danh sách về Tổng cục DTNN. Thông báo kết quả tuyển dụng cho thí sinh dự thi sau khi có kết quả trúng tuyển của Tổng cục DTNN, Bộ Tài chính. Ra quyết định tuyển dụng và cử người hướng dẫn tập sự. Thông thường thời gian tập sự là 12 tháng đối với chức danh Chuyên viên và tương đương, 6 tháng với chức danh thủ kho và tương đương, sau khi hết thời hạn tập sự có bản nhận xét của người hướng dẫn tập sự, bản tự đánh giá của CBCC tập sự, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức theo quy định.
Qua đợt tuyển dụng năm 2018, công tác thi tuyển tại Tổng cục DTNN được đánh giá là thực chất, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh và lựa chọn được người có trình độ, năng lực phù hợp. Công tác sơ tuyển, tiếp nhận công chức của đơn vị được Tổng cục đánh giá tốt, đảm bảo đúng quy trình quy định.
2.3.6.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
Những năm gần đây, CụcDTNN khu vực rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đơn vị tạo mọi điều kiện cho CBCC tham gia đào tạo bồi dưỡng cả về chuyên môn và nghiệp vụ. Đảm bảo công chức ở các ngạch, các vị trí công tác được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng theo yêu cầu, được trang bị kiến thức về văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức công vụ, nghề nghiệp để đạt chuẩn chức danh theo ngạch công chức.
Đơn vị tập trung xây dựng và phát triển NNL theo hướng chuyên nghiệp hóa, có trình độ chuyên môn cao, sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học; năng lực QLNN. Bên cạnh đó cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý và trình độ lý luận
chính trị. CBCC trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt bổ nhiệm.
Bảng 2.10. Kết quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng tại đơn vị qua các năm
Đơn vị tính: Lượt người
STT Nội dung đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Đào tạo thạc sĩ 2 4 4
2 Bồi dưỡng lý luận chính trị 3 3 4
3 Bồi dưỡng QLNN 1 3 1
4 Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 29 30 26 5 Bồi dưỡng ngoại ngữ 2 4 3 6 Bồi dưỡng tin học 12 9 7
Tổng lƣợt ngƣời 49 53 45
(Nguồn: Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng, Phòng TCHC, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú năm 2016, 2017, 2018)
Qua bảng 2.10 ta thấy, năm 2017 có số lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhất trong giai đoạn 2016-2018: 53 người chủ yếu tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Các lớp này thường được mở tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ DTNN, là đơn vị trực thuộc Tổng cục DTNN, bên cạnh đó còn có các lớp bồi dưỡng của Bộ Tài chính, của địa phương tổ chức.
Theo số liệu khảo sát (Bảng 8 Phụ lục 2) thực trạng đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị được đánh giá như sau:
Ba (3) tiêu chí, các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá “Rất đồng ý” và “Đồng ý” với các chỉ tiêu đưa ra, là:
- Đơn vị luôn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho CBCC. Rất đồng ý (69,2%), Đồng ý (30,8%).
- Đơn vị tạo mọi điều kiện cho CBCC học tập, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Rất đồng ý (67,9%), Đồng ý (32,1%).
- Chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng phù hợp với từng vị trí công việc. Rất đồng ý (89,7%), Đồng ý (10,3%).
Một số chỉ tiêu có các phiếu khảo sát ở mức Không ý kiến, cụ thể:
- CBCC có cơ hội công bằng với các đồng nghiệp trong thăng tiến công việc (14,1%).
- Việc cử CBCC đi đào tạo được thống nhất trong lãnh đạo, phù hợp với thực tế công việc (2,6%).
- Qua đào tạo, bồi dưỡng CBCC được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc (9,0%).
- Ở đơn vị, CBCC có nhiều cơ hội phát triển năng lực cá nhân (29,5%). Điều này chứng tỏ: Tuy hàng năm đơn vị đã xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho CBCC đi học tập, nâng cao trình độ nhưng bên cạnh đó vẫn có một số CBCC thờ ơ với công tác này. Họ vẫn đang phân vân về việc liệu sau khi đào tạo bồi dưỡng thì có cơ hội phát triển không và kiến thức, kỹ năng thu thập được qua học tập có thực sự được áp dụng vào thực tế công việc. Qua đó, lãnh đạo cũng cân nhắc việc cử CBCC đi đào tạo bồi dưỡng; các chương trình đào tạo thật sự phù hợp với năng lực và nhu cầu của CBCC.
2.3.6.3. Công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác
Đơn vị thực hiện công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo Quyết định số 2650/QĐ-BTC ngày 15/10/2014 của Bộ Tài chính: Quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn luân phiên chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của Bộ Tài chính; Quyết định số 719/QĐ-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế luân chuyển, luân phiên, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc Bộ Tài chính; Công văn số 529/TCDT-TCCB ngày 20/4/2016 của Tổng cục DTNN về việc hướng dẫn luân chuyển, luân phiên, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và sắp xếp số lượng cấp phó.
Công tác này trong những năm qua đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: - Lãnh đạo Cục, Đảng ủy Cục nhận thức rõ tầm quan trọng và có chuyển biến tích cực trong tổ chức thực hiện công tác luân chuyển cán bộ. Hàng năm, đều xây dựng kế hoạch thực hiện và cách làm thận trọng, thiết thực đúng quy trình quy định; coi trọng công tác tư tưởng đối với cán bộ được luân chuyển; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng với ổn định, phát triển đội ngũ cán bộ tại chỗ và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, công tác luân chuyển cán bộ đã từng bước đi vào nền nếp, tạo động lực mới trong công tác cán bộ, được CBCC, đảng viên, NLĐ đồng tình.
- Việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đặc biệt với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và phát triển toàn diện hơn.
- Luân chuyển cán bộ đã góp phần khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín, trì trệ, bảo thủ trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ.
Thể hiện qua bảng 2.11 dưới đây
Bảng 2.11: Két quả công tác luân chuyển, luân phiên, điều động,
chuyển đổi vị trí công tác giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Trong đó: Luân chuyển Luân phiên Điều động Chuyển đổi vị trí công tác Luân phiên nội bộ Luân phiên ngoài đơn vị 2016 6 - 4 - - 2 2017 7 2 - 1 2 2 2018 12 1 2 1 3 5 Cộng 25 3 6 2 5 9
(Nguồn: Báo cáo công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác năm 2016, 2017, 2018 , Phòng TCHC, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú)
2.3.6.4. Công tác đánh giá CBCC
Đơn vị thực hiện việc đánh giá, phân loại CBCC theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và các văn bản hướng dẫn phân loại, đánh giá CBCC của Tổng cục DTNN. Trên cơ sở các văn bản đó, hàng năm đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn gửi các Phòng nghiệp vụ, các Chi cục DTNN trực thuộc để tiến hành thực hiện công tác này.
Quy trình đánh giá, phân loại CBCC tại đơn vị thể hiện qua hình 2.4 dưới đây:
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hình 2.4: Quy trình đánh giá, phân loại CBCC tại đơn vị
Dựa trên kết quả công tác trong tháng trong năm Cá nhân tự đánh giá Họp phòng, họp Chi cục nhận xét, đánh giá Phòng TCHC thông báo kết quả từng tháng Tổng hợp kết quả đánh giá, gửi phòng TCHC Họp Ban Lãnh đạo, Trưởng các Phòng, các Chi cục tổ chức đánh giá Tổng hợp kết quả đánh giá 1 năm Thông báo kết quả đánh giá Phòng TCHC tổng hợp kết quả đánh giá CBCC toàn đơn vị Họp giao ban, bình xét, phân loại
Kết quả đánh giá, phân loại CBCC tại đơn vị giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng 2.12:
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBCC tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018. Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018.
Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Không hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SL % SL % SL % SL % 2016 91 - - - - 33 36,3 58 63,7 2017 85 - - - - 27 31,8 58 68,2 2018 81 - - - - 25 30,8 56 69,1
(Nguồn: Báo cáo đánh giá phân loại CBCC, Phòng TCHC, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú năm 2016, 2017, 2018)
Công tác đánh giá, phân loại CBCC hàng năm là hoạt động thường xuyên, quan trọng nhất và là cơ sở xem xét kết quả, chất lượng, thời gian hoàn thành công việc của CBCC so với những mục tiêu đã đề ra, đưa ra các biện pháp khắc phục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tinh giản biên chế, và định hướng tiếp tục phát triển sao cho phù hợp những khả năng của họ. Thời điểm đánh giá, phân loại CBCC thường tổ chức vào cuối năm. Hàng tháng, các Phòng nghiệp vụ, các Chi cục DTNN đều họp bình xét, đánh giá từng CBCC, có báo cáo hàng tháng, cuối năm tổng hợp, đánh giá chung. Việc đánh giá đúng CBCC là cơ sở cho những quyết định về nhân sự; kiểm định lại tình trạng năng suất làm việc; tìm ra phương thức hỗ trợ, cải thiện hiệu suất làm việc và là căn cứ để khen thưởng, đề bạt, kỷ luật CBCC.
Bảng 2.12 cho thấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2016-2018 của đơn vị. Qua số liệu tổng hợp 3 năm qua tại đơn vị không có trường hợp CBCC đạt mức “Không hoàn thành nhiệm vụ” và “Hoàn thành nhiệm vụ” mà đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. Tỷ lệ CBCC đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đạt trên 60%, cụ thể: Năm 2016: 63,7%, năm 2017: 68,2%, năm 2018: 69,1%.
Theo số liệu khảo sát (Bảng 9 Phụ lục 2) công tác đánh giá CBCC tại đơn vị, tác giả đưa ra 4 tiêu chí.
Tổng hợp số liệu khảo sát, ta thấy tiêu chí 1, 3,4: 100% ý kiến là “Rất đồng ý”, “Đồng ý” với tiêu chí tác giả đưa ra. Chứng tỏ công tác đánh giá CBCC tại đơn vị được thực hiện thường xuyên, đúng trình tự quy định, việc đánh giá giúp CBCC hoàn thiện năng lực chuyên môn, kết quả công tác đánh giá được sử dụng trong xét khen thưởng, đào tạo, bổ nhiệm quy hoạch. Riêng tiêu chí 2, có 16,7% “Không ý kiến”. Theo tác giả điều này chứng tỏ một bộ phận CBCC vẫn đang phân vân, chưa dám đưa ý kiến của mình về công tác đánh giá, phân loại CBCC. Chưa xác định được công tác đánh giá, phân loại CBCC tại đơn vị đã đảm bảo công bằng, hợp lý, khách quan, minh bạch hay chưa. Đây cũng một điểm cần quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý.
Song song với việc đánh giá, phân loại CBCC, hàng năm đơn vị tiến hành đánh giá, phân loại đảng viên theo Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 24/9/2018 của Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá xếp loại đảng viên giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: Người
STT Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 7 7 9 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 40 38 39 3 Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn
chế về năng lực - - -
4 Không hoàn thành nhiệm vụ - - - 5 Chưa đánh giá (Đảng viên dự bị) 2 2 2
Tổng số CBCC đƣợc đánh giá 49 47 50
(Nguồn: Báo cáo công tác Đảng, Văn phòng Đảng ủy, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú năm 2016, 2017, 2018)
Bảng 2.13 thể hiện kết quả công tác đánh giá, xếp loại đảng viên giai đoạn 2016 - 2018 của đơn vị. Qua số liệu tổng hợp ta thấy đảng viên trong Đảng bộ Cục chủ yếu được đánh giá, xếp loại ở mức độ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Tỷ lệ đảng viên xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đạt tỉ lệ quy định dưới 20% số đảng viên xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Không có đảng viên xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” và “Không hoàn thành nhiệm vụ”. Không có đảng viên vi phạm kỷ luật đảng. Đảng bộ Cục liên tục đạt trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền.
2.3.6.5. Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật - Công tác thi đua khen thưởng:
Hưởng ứng các phòng trào thi đua do Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN phát động, hàng năm, ngay từ đầu năm đơn vị tổ chức cho CBCC ký giao ước thi đua giữa các Phòng nghiệp vụ, các Chi cục DTNN trực thuộc tạo không khí thi đua sôi nổi trong đơn vị. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất vật tư hàng hóa, đặc biệt là công tác xuất gạo hỗ trợ, cứu trợ cho nhân dân các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái dịp Tết Nguyên Đán, xuất gạo hỗ trợ cho các cháu học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn. Trong điều kiện đường xá xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, thời gian cấp bách, CBCC của đơn vị không quản khó khăn vất vả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được các cấp có thẩm quyền đánh giá cao và khen thưởng kịp thời.
Kết quả thi đua khen thưởng thể hiện qua bảng 2.14:
Bảng 2.14 Kết quả thi đua, khen thƣởng giai đoạn 2016 – 2018
STT Cấp khen thƣởng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tập thể Cá nhân Tập thể Cá nhân Tập thể Cá nhân I Cấp Nhà nƣớc
1 Huân chương lao động hạng Nhất 1 - - - - - 2 Huân chương lao động hạng Nhì - - - 1 - - 3 Huân chương lao động hạng Ba - - - 2 4 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ - 2 - 2 - 5
II Cấp Bộ, Ngành
1 Cờ thi đua Bộ Tài chính 1 - - - 1 - 2 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tài
chính 3 12 2 16 2 18
3 Bằng khen UBND Tỉnh 1 - - - - - 4 Tập thể lao động xuất sắc 6 - 6 - 6 -