CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện
3.2.2. Thực hiện kế hoạch quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện
huyện Đồng Hỷ
3.2.2.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản
Đời sống người dân thay đổi, nhu cầu về cuộc sống cũng như chất lượng cuộc sống cũng cần có nhiều cải thiện. Chính vì vậy, tại các trụ sở UBND cấp xã, UBND cấp huyện, các trường mầm non, các trường tiểu học và trung học cơ sở…trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng tốt về nhu cầu hiện tại của người dân.
Bảng 3.3: Nguồn hình thành tài sản mới tại các đơn vị Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Được biếu, tặng 1,24 2,18 2,13 0,94 -0,05 Xây dựng, Mua sắm mới 112,7 125,9 132,7 13,2 6,8
Điều chuyển 21,6 22,7 18,5 1,1 -4,2
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch
Từ bảng dữ liệu trên ta thấy, nguồn tài sản được biếu, tặng có xu hướng tăng lên từ 1,24 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 2,13 tỷ đồng năm 2018. Đây là do: trên địa bàn huyện có các xã vùng sâu vùng xa nơi đây tập trung nhiều đồng bào dân tộc ít người nên đây là địa điểm để các tổ chức từ thiện đến để từ thiện xây dựng các công trình như nhà vệ sinh, nhà ăn, cải tạo lớp học… từ các tổ chức như Quỹ nhi đồng quốc gia, quỹ từ thiện từ Nhật bản, tổ chức KFHI Hàn Quốc… Điều này đã giúp nhiều trường học con em dân tộc, con em vùng sâu vùng xa được học tập trong điều kiện tốt hơn.
Hằng năm các đơn vị đều có báo cáo về tình trạng tài sản của đơn vị mình, đây là căn cứ để phòng Tài chính kế hoạch kết hợp với các phòng ban chức năng tiến hành các chương trình mua sắm tập trung như mua các thiết bị văn phòng: tổ chức đấu thầu, chỉ thầu, mua sắm tập trung như máy tính, thiết bị văn phòng, các phần mềm chuyên dụng. Chính vì vậy số tiền cho xây dựng mua sắm đã tăng lên từ 112,7 tỷ đồng năm 2016 đã tăng lên 132,7 tỷ đồng. Nhiều trang thị bị mới được đầu tư như hệ thống máy chiếu phục vụ các trường học, hệ thống bảng, bàn ghế mới….
Một trong những nguồn quan trọng để sắp xếp, sử dụng được linh hoạt và hiệu quả TSC đó là điều chuyển: chuyển những máy móc, trang thiết bị tại những cơ quan đơn vị không sử dụng đến hoặc sử dụng không hiệu quả sang
các đơn vị khác như: hệ thống máy tình bàn, hệ thống máy tính xách tay, máy tính phục vụ công tác CM, máy tính quản trị hệ thống xếp hàng, hệ thống điều hòa tại các phòng họp…. việc tái cơ cấu sử dụng TSC đã góp phần sử dụng hiệu quả hơn: năm 2016 tổng số tài sản điều chuyển là 21,6 tỷ đồng việc thực hiện cơ cấu ngày càng tốt hơn nên con số này đã giảm năm 2018 chỉ còn 18,5 tỷ đồng.
Để đáp ứng nhu cầu về thay thế và nâng cấp cái tài sản tại các đơn vị thuộc UBND huyện. Phòng Tài chính- Kế hoạch kết hợp với các phòng chức năng, bộ phận tài chính cấp xã…để đưa ra nguồn lực về tài chính để tiến hành xây dựng và mua sắm tài sản cho các đơn vị.
Biểu đồ 3.1: Nguồn tài chính để xây dựng, mua sắm TSC
Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch
Qua biểu đồ trên ta có thể được rằng nguồn tài chính để xây dựng và mua sắm TSC được thực hiện chủ yếu từ nguồn ngân sách cấp trên cấp: năm 2016 là 66,2 tỷ năm 2017 là 78,1 tỷ và năm 2018 là 74,6 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn ngân sách địa phương mới chỉ là năm 2016 là 40,1 tỷ đồng, năm 2018 là 41,9 tỷ đồng là do: nguồn thu ngân sách của huyện còn thấp vẫn chủ yếu từ nguồn
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Ngân sách cấp trên cấp Ngân sách cấp huyện Nguồn khác
thu từ thuế, phí và lệ phí chưa đa dạng được các nguồn thu nhất là các nguồn thu từ hợp tác quốc tế. Chính vì điều này mà ngân sách cấp huyện tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn ít.
Một trong những cách làm cần phải phát huy tác dụng trong những năm tới đó là huy động từ nhân dân đóng góp. Tại các trường học các phụ huynh học sinh đã tình nguyện đóng góp để cải tạo và xây mới nhiều công trình xây dựng tại một số trường như trường tiểu học Sông Cầu, trường Trung học cơ sở Văn Hán, trường Tiểu học Tân lợi. Bên cạnh đó, trong quá trình cải tạo nâng cấp trụ sở UBND cấp xã, các xã cũng đã kêu gọi ủng hộ của người dân trên địa bàn xã trong quá trình xây dựng như: cải tạo UBND xã Quang Sơn, UBND xã Hòa Bình, UBND xã Khe Mo… Điều này đã giúp rất nhiều trong quá trình xây dựng được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên số tiền này là không lớn năm 2016 chỉ là 6,4 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 con số này đã được nâng lên là 16,2 tỷ đồng. Giải pháp nhà nước và nhân dân cùng làm đang ngày càng phát huy tác dụng trong thời kỳ mới, đáp ứng tốt về nhu cầu đời sống của người dân.
Quá trình xây dựng và mua sắm được thực hiện khá nghiêm túc, các sản phẩm mua sắm đảm bảo chất lượng và theo quy định của nhà nước như việc mua sắm máy móc thiết bị phổ thông được thực hiện theo quyết định số 50/2017/QĐ-TTg, hoặc đối với máy móc chuyên dùng thì căn cứ vào Quyết định 50/2017/QĐ-TTg, đối với các mặt hàng tiêu chuẩn và định mức sử dụng được thực hiện theo quyết định số 58/2015/QĐ-TTg, đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo nghị định số 151/2017.NĐ-CP… Tuy nhiên, trong quá trình đấu thầu vẫn xảy ra những sai phạm cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Bảng 3.4: Các sai phạm trong đấu thầu xây dựng, mua sắm Đơn vị: trường hợp Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017
Sai phạm quy trình đấu thầu 6 7 4 1 -3
Sai phạm trong lựa chọn thầu 2 3 2 1 -1
Sai phạm khác 4 3 5 -1 2
Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch
Việc thông qua đấu thầu với mục đích là lựa chọn những nhà thầu có năng lực để thực hiện xây dựng cũng như mua sắm tài sản cho các đơn vị thuộc UBND huyện nhưng trong quá trình thanh tra,kiểm tra cũng đã phát hiện một số sai phạm đó là: công tác lập, công tác phê duyệt kế hoạch và kết quả lựa chọn nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về năng lực không đạt, không tỏ chức việc thẩm định và lựa chọn nhà thầu theo đúng hướng dẫn của nhà nước. Thêm vào đó là nhiều đơn vị chủ đầu tư đã không thông báo rộng rãi các gói thầu trong trường hợp đấu thầu hạn chế thì không công khai thông báo mời thầu mà vẫn lựa chọn được nhà trúng thầu và thực hiện các công trình xây dựng.
Tại các công trình xây dựng, các đơn vị chủ đầu tư không tiến hành xem xét, thẩm định và phê duyệt các hồ sơ mới thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến tình trạng nhiều nhà thầu thiếu năng lực thực hiện cũng như hoàn thiện hồ swo theo yêu cầu. Chình vì vậy, việc phát huy hiệu quả của công tác đấu thầu không cao, các cơ quan chức năng cũng kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quá trình đấu thầu tại các đơn vị chủ đầu tư.
Trong quá trình bàn giao tài sản cho các đơn vị cần quản lý một cách chặt chẽ vì đây có thể là một trong những phương thức để một số các tổ chức cũng như cá nhân lợi dụng để có thể mang lại lợi ích bất hợp pháp cũng như làm thất thoát tài sản của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát cũng đã phát hiện một số trường hợp sai phạm trong quá trình bàn giao tài sản cho các đơn vị.
Bảng 3.5: Sai phạm trong quá trình bàn giao tài sản Đơn vị: trường hợp Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017
Thiếu biên bản bàn giao TS 9 12 10 3 -2
Bàn giao TS không đúng chủng
loại 11 16 17 5 1
Bàn giao TS không đủ số lượng 9 15 11 6 -4 Giá trị khai trên hồ sơ TS bàn
giao không đúng 13 15 16 2 1
Trường hợp khác 18 21 22 3 1
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch
Dựa trên đề xuất của các đơn vị, dựa trên chức năng và nhiệm của các đơn vị… các đơn vị xây dựng danh mục các tài sản cần được cấp. Nhưng trong quá trình bàn giao tài sản vẫn xảy ra những sai phạm như thiếu biên bản năm 2016 có 9 trường hợp, năm 2017 có 12 trường hợp và năm 2018 có 10 trường hợp. Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình bàn giao việc hoàn thiện các giấy tờ chưa hoàn thiện như chữ ký của thủ trưởng, mẫu biên bản bàn giao, trình tự bàn giao không đúng…đã phải làm lại biên bản nhưng các đơn vị không thực hiện đúng theo thời gian quy định.
Thêm vào đó, trong quá trình bàn giao, các đơn vị tiếp nhận bàn giao cũng đã kiểm kê tài sản được bàn giao so với giấy tờ bàn giao đã phát hiện ra một số nội dung sai sót như số lượng thiếu: điều này chủ yếu xảy ra đối với các trang thiết bị văn phòng, số lượng bàn ghế…. Ngoài ra cũng trong quá trình kiểm tra nhiều trường hợp bàn giao không đúng chủng loại như hệ thống máy tính được cung cấp: không đúng về nhãn hiệu sản phẩm, không đúng về chủng loại, không
đúng về số lượng sản phẩm… Điều này đã được các đơn vị lập biên bản theo đúng trình tự gửi lên các cơ quan chức năng để tiến hành kiểm tra sai phạm.
3.2.2.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC
Hằng năm, các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ báo cáo kiểm kê tài sản của đơn vị mình. Xem xét mức độ sử dụng cũng như đánh giá một cách toàn diện về tài sản nhằm đưa ra phương hướng cho năm sau.
Bảng 3.6: Tình hình TSC tại các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ
Chỉ tiêu ĐV 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Đất và các công trình 𝑚2 712.573 745.583 769.484 33.010 23.901 Thiết bị văn phòng Tỷ đồng 556,3 575,3 565,1 19 -10,2 Phương tiện di chuyển và vận tải Tỷ đồng 8,3 7,3 7,4 -1 0,1 Tài sản khác Tỷ đồng 121,4 135,6 226,8 14,2 91,2
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đồng Hỷ
Đời sống người dân ngày càng thay đổi, nhu cầu đời sống cũng được tăng lên. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu từ thực tế mà UBND cũng đã có nhiều chủ trương xây dựng mới, xây dựng bổ sung, mua sắm trang thiết bị… nhằm cung cấp điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ công chức tại các UBND xã cũng như các trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia phục vụ con em trên địa bàn. Diện tích đất và và công trình có xu hướng tăng lên: năm 2016 là 712.573 m2 đến năm 2018 diện tích này tăng lên 769.484 m2 đây là do các công trình được cải tạo và mở rộng như: trụ sở làm việc tại các Cây thị, Nam Hòa và Hợp tiến. Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới nhiều công trình như trường mầm non Văn Hán, trường tiểu học Tân Lợi, trường tiểu học số 2 Hóa Thượng, trường mầm non Quang Sơn… Nhiều công trình đặc biệt là các công trình cấp 4 đã được xây dựng từ lâu đã được tiến hành dỡ bỏ thay thế bằng
các công trình mới đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tại các trường mầm non và tiểu học nhà trường cũng đã xây dựng các bếp ăn, nhà ăn để các cháu có thể bán trú đáp ứng nguyện vọng của các bậc phụ huynh cũng như đảm bảo các chi phí là hợp lý đối với điều kiện kinh tế địa phương.
Cũng qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng, tài sản từ thiết bị văn phòng tại các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ là tương đối cao.
Bảng 3.7: Tình hình thiết bị văn phòng Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Hệ thống máy tính 311,5 339,4 344,7 27,9 5,3 Bàn ghế 66,7 80,5 73,4 13,8 -7,1 Các thiết bị khác 178,0 155,3 146,9 -22,7 -8,4
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch
Hiện nay, UBND cấp xã và UBND cấp huyện đang thực hiện tốt chính sách một cửa. Để có thể áp dụng được chính sách này, trước hết cần áp dụng thế mạnh của hệ thống công nghệ thông tin. Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển, các đơn vị thuộc UBND huyện đã được cung cấp hệ thống máy tính ngày càng hiện đại, đa dạng vệ chủng loại. Chính vì vậy giá trị tài sản máy tính có xu hướng tăng lên: năm 2016 là 311 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 con số này đã tăng lên là 344,7 tỷ đồng được cung cấp bởi các hang nổi tiếng như Asus, Dell, Lenovo…
Tại các trường học, hệ thống bàn ghế cũng đã được mua sắm mới, tại các phòng làm việc cũng được hiện đại hóa với việc cung cấp bàn ghế có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu làm việc. Thêm vào đó, tại các đơn vị làm việc cũng được cung cấp bởi các trang thiết bị hiện đại như máy Scan, máy Photocopy, máy chiếu, hệ thống tivi, máy chiếu… đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu làm việc.
Với xu hướng giảm chi phí đi họp, tại các UBND cũng đã được trang bị các thiết bị họp và họp trực tuyến, điều này đã giảm được rất nhiều chi phí đi lại, chi phí tổ chức các cuộc hợp. Để làm được điều này, nhiều trang thiết bị được cung cấp như hệ thống Camara, hệ thống máy chiếu và tivi, hệ thống âm thanh….
Bảng 3.8: Tình hình về Phương tiện di chuyển và vận tải
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Xe phục vụ chức danh 5,9 5,1 4,8 -0,8 -0,3 Xe phục vụ chung 1,8 1,5 1,3 -0,3 -0,2 Xe chuyên dùng 0,6 0,7 1,3 0,1 0,6
Nguồn : Phòng kế hoạch –tài chính
UBND huyện Đồng Hỷ cũng đã tiến hành cấp xe cho các chức danh theo quy định của nhà nước để phục vụ công tác cũng như đi lại của các đồng chí. Thêm vào đó, UBND huyện cũng trang bị xe 16 chỗ: xe được dùng để di chuyển các đoàn đi công tác, đi xuống các địa bàn của Huyện. Thêm vào đó, cũng do địa bàn huyện rộng, địa hình đi lại khó khăn nhất là các xã thuộc vùng khó khăn như Văn Lăng, Văn Hán nơi mà vẫn sử dụng nhiều đường đất vẫn chưa được cứng hóa.
Thêm vào đó, phòng văn hóa thông tin của huyện cũng được cấp xe chuyên dùng để tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận nơi sống của bà con nhân dân. Phòng cũng đã kết hợp với Sở Văn hóa tổ chức các buổi chiếu phim về các đề tài lịch sử đất nước, văn hóa xã hội…phục vụ bà con tại các vùng sâu vùng xa trên địa bàn huyện.
Hoạt động sửa chữa TSC
Nhằm đảm bảo hoạt động của TSC tại các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, các đơn vị cũng đã tiến hành tự sửa chữa nhỏ còn đối với những
trường hợp sửa chữa lớn đều báo lên các cơ quan cấp trên đặc biệt là phòng cơ sở hạ tầng của Huyện để tiến hành sửa chữa, nâng cấp thiết bị, vật kiến trúc nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc cho các đơn vị.
Biểu đồ 3.2: Tình hình sửa chữa nhỏ và lớn TSC
Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch
Các tài sản phục vụ cho các đơn vị thuộc UBND huyện là các tài sản tương đối hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất công việc cho các cán bộ. Thêm vào đó, các đơn vị cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra sửa chữa đảm bảo các thiết bị này