Tăng cường thanh tra,kiểm tra quản lý TSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 82)

5. Kết cấu luận văn

4.2.3. Tăng cường thanh tra,kiểm tra quản lý TSC

Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc cũng như chưa phát huy được hết những vai trò của công tác này. Như vậy, để làm tốt công tác này cần phải thực hiện một số việc như sau:

Thanh tra kiểm tra tốt ngay từ khâu mua sắm bàn giao tài sản: việc kiểm tra này dựa trên tính hợp pháp của những tài sản được bàn giao, cũng như chất lượng và số lượng tài sản bàn giao. Thêm vào đó để tránh tình trạng gian lận thì cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn định mức cũng như hóa đơn và thủ tục để lựa chọn nhà thầu đối với những tài sản được đấu thầu mua sắm. Quá trình kiểm tra này phát hiện những biểu hiện lãng phí, những hành động gây tổn thất tài sản của nhà nước.

Thanh tra kiểm tra trong quá trình sử dụng tài sản: thanh tra kiểm tra việc sử dụng: xem xét việc thực hiện quy trình sử dụng tài sản, đánh giá thực trạng các tài sản hiện này cũng như mức độ chất lượng của các tài sản hiện có. Thông qua việc thanh tra kiểm tra này sẽ phát hiện ra các trường hợp sử dụng tài sản không đúng mục đích, bảo trì bảo dưỡng các tài sản không đúng theo quy định từ đó ngăn chặn các thất thoát một cách kịp thời.

Hằng năm tại các đơn vị thuộc UBND huyện cũng tổ chức kê khai đánh giá tài sản nhưng trong quá trình kiểm tra không đánh giá thực chất được chất lượng của các tài sản: nhiều tài sản được kê khai nhưng bản chất là không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả. Vậy, quá trình kê khai cần phải làm rõ các nội dung, đánh giá thực chất các tài sản hiện có để sớm đưa ra được phương án sửa chữa và khắc phục.

Thanh tra kiểm tra xử lý các tài sản không còn nhu cầu sử dụng. Đây là một trong những khâu cũng cần kiểm soát được chặt chẽ để tránh trường hợp xử lý tài sản không đúng quy trình, không đúng quy định của pháp luật dẫn đến tình trạnh thanh lý các tài sản không đúng: như nhiều loại có thể sửa chữa và tài sử dụng nhưng đã bị thanh lý hoặc đánh giá thấp hơn giá trị thật của các tài sản hoặc bố trí việc nhận thầu và chỉ thầu không đúng quy định.

Trên cơ sở kết quả thanh tra kiểm tra cần có những đánh giá một cách chính xác các vấn đề còn tồn tại, đây là cơ sở đưa ra được những phương án khắc phục và sửa chữa. Các kết quả của việc thanh tra, kiểm tra cần được thông báo một cách rộng rãi để có sự giám sát của nhân dân. Cũng thông qua giám sát và tố cáo cũng nhân dân sớm phát hiện các sai phạm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý TSC.

Sau khi có kết quả thanh trâ cũng như đã đưa ra được phương án xử lý thì cần bắt buộc các đơn vị có những sai phạm cần phải nghiêm túc thức hiện. Nếu không thực hiện sẽ có biện pháp cứng rắn như: cương quyết thu hồi hoặc kiến nghị với cấp trên để xử lý kịp thời. Đối với trường hợp nghiêm trọng và có mức độ vi phạm nghiêm trọng thì có thể kiến nghị với cơ quan công an cũng như các bộ phận chức năng tiến hành khởi tố để dăn đe các trường hợp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)