Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 76)

5. Kết cấu luận văn

3.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất: trình độ cán bộ quản lý TSC còn hạn chế: do hiện này việc

gian lận nhất là những gian lận trong quá trình sử dụng tài sản, quá trình đấu thầu mua sắm và thanh lý TSC… rất tinh vi. Đây là cơ hội để nhiều lợi dụng nhằm gây thất thoát TSC. Do số lượng cán bộ ít, đảm nhận nhiều công việc cùng lúc nên không thể nhận ra các sai phạm từ sớm, điều này ảnh hưởng rất nhiều quá trình quản lý TSC trong các đơn vị.

Thứ hai: các thông tin về TSC cung cấp không được đẩy đủ và chính xác.

Do nhiều cơ quan hiện này vẫn trên địa bàn vùng sâu, vùng xa tiếp cận công nghệ thông tin có ít, số lượng cán bộ ít nên không thường xuyên cập nhật về tình hình tài sản, nhiều đơn vị báo cáo dừng lại để đối phó mà chưa thực sự chính xác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kế hoạch và quản lý TSC cho hợp lý.

Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo: số lượng đơn vị thuộc

UBND huyện Đồng Hỷ nhiều, số lượng tài sản nhiều. Bởi vậy, công tác thanh tra kiểm tra dừng lại ở việc lựa chọn một số ít các đơn vị để thanh tra kiểm tra, còn lại dựa hoàn toàn báo cáo của đơn vị. Chính vì điều này mà nhiều đơn vị đã bị phát hiện sai phạm. Thêm vào đó, nhiều trường hợp dừng lại ở việc nhắc nhở nên chưa có tính răn đe với các đơn vị sai phạm khác.

Thứ tư: sử dụng không hiệu quả TSC: nhiều trang thiết bị cấp cho các đơn

vị, với số lượng lớn và dư thừa. Thêm vào đó, cũng có nhiều trang thiết bị không phát huy được tối đa công dụng dẫn đến thời gian sử dụng các tài sản không nhiều. Thêm vào đó là công tác bảo quản không tốt dẫn đến chất lượng của các tài sản giảm đi nhiều, giá trị thanh lý không cao.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ 4.1. Phương hướng, mục tiêuquản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ

4.1.1. Phương hướng

Nhằm đảm bảo việc sử dụng TSC ngày càng hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí cho người nhà nước cũng như góp phần xây dựng địa phương. Một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay đó là nâng cao hoạt động quản lý TSC tại địa phương.

Xây dựng hệ thống và hoàn thiện bộ máy quản lý TSC, đảm bảo việc thực hiện tốt các quy định về pháp luật. UBND huyện kết hợp với các phòng chức năng chuyên môn xây dựng quy định quản lý rõ ràng, xây dựng văn bản chỉ đạo phối hợp giữa các bộ phận chức năng, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho các cơ quan đơn vị khác.

Thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng TSC. Các đơn vị có chức năng, kiểm tra giảm sát phải tăng cường kiểm tra các đơn vị sử dụng TSC. Việc sử dụng sai mục đích, kê khai sai về chức năng nhiệm vụ của TSC đây được coi là một trong những hành vi gian lận ảnh hưởng đến tài sản của nhà nước.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc đấu thầu mua sắm và thanh lý tài sản nhà nước. Một trong những biện pháp nhằm tăng cường tiết kiệm cũng như giảm sự nhưng sai phạm cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, giám sát của người dân phát hiện tố cáo những gian lận trong đấu thầu, mua sắm.

Tăng cường công khai minh bạch trong quản lý TSC. Hiện nay việc giám sát của người dân là rất quan trọng, thông qua người dân tố giác và đã phát hiện

ra nhiều sai phạm của các cơ quan chức năng. Người dân cũng cần được biết cac đơn vị sử dụng tài sản của nhà nước như nào. Từ đó xây dựng được lòng tìn với người dân trên địa bàn.

4.1.2. Mục tiêu quản lý

Tăng cường hơn nữa hoạt đông quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, việc xây dựng mục tiêu phải dựa trên tình hình thực tế tại các đơn vị cũng như đảm bảo việc hiệu quả của quản lý:

- Tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trinh phải đạt từ 8% đến 12% so với giá đề xuất.

- Giảm các trường hợp sai phạm trong quá trình bàn giao tài sản như: đúng số lượng chủng loại mà đơn vị cần, thủ tục bàn giao nhanh gọn cũng như đúng với chất lượng của tài sản.

- Nâng cao mức sử dụng TSC lên từ 80% đến 85%. Giảm số lượng các tài sản ít được sử dụng: luân chuyển các tài sản đó sang các đơn vị khác, hoặc tiến hành hoạt đông cho thuê để có thể sử dụng được tiết kiệm và hiệu quả.

- Giá trị còn lại của tài sản đạt dưới 10% nhằm sử dụng tốt đa TSC, tránh tình trạng nhiều TSC được cấp nhưng đơn vị không dùng và cho vào kho lưu trữ. Điều này cũng giảm trường hợp thanh lý các tài sản có chất lượng cao như giá thanh lý thấp, tránh thất thoát lãng phí cho NSNN.

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ UBND huyện Đồng Hỷ

4.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý TSC

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trước hết là phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận vấn để từ đó nâng cao được kết quả quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

Đào tạo cán bộ: Việc đào tạo cán bộ phải được tổ chức thường xuyên.

Bởi, hiện nay trang thiết bị TSC ngày càng thay đổi, quy trình sửa chữa và bảo dưỡng cũng thay đổi nhiều. Để vận hành tốt TSC thì kiến thức cán bộ quản lý

cũng cần được cập nhật để không bị lạc hậu, ngoài ra đáp ứng được những đòi hỏi của công việc về việc quản lý. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo cũng cần gắn liền với thực tế để cán bộ quản lý có thể vừa học tập cũng như áp dụng các kiến thức được học vào thực tế.

+ Đào tạo cán bộ trực tiếp tham gia quản lý: đối tượng được cần ưu tiên trong việc đào tạo trước hết đó là những cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý TSC. Thêm vào đó nội dung đào tạo trước hết cần tập trung vào các chính sách, các quy định của pháp luật về quản lý TSC, các tiêu chuẩn và định mức cho các cơ quan khi sử dụng TSC để tránh trường hợp sử dụng tài sản không đúng mục đích, sử dụng tài sản vượt quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần phải truyên truyền về đường lối cũng như chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo cũng cần có những trao đổi kinh nghiệp và thực tiễn của những giáo viên có nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho cán bộ đi học.

Tổ chức lớp học phù hợp: Các cán bộ quản lý TSC chủ yếu đảm nhận nhiều chức trách nhiệm vụ khác nhau trong cơ quan. Bởi vậy, việc đi học tập ở nơi khác nhất là học tập dài này thì ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của cơ quan. Chính vì vậy, việc tổ chức các lớp học ngay tại địa bàn làm việc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến làm việc của cán bộ này.

Đào tạo gắn liền với thực tế: trong quá trình đào tạo người học có nhiều thắc mắc cũng như các trường hợp phát sinh cần phải trao đổi với những cán bộ có trình độ truyên môn cao, những người giải thích cũng như hướng dẫn cán bộ quản lý có thể giúp họ việc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

+ Đào tạo đối với cán bộ không tham gia quản lý: việc thay đổi tư duy là rất quan trong: nó ảnh hưởng từ nhận thức đến hành động của mỗi cán bộ tại các cơ quan. Khi thay đổi nhận thức: các cán bộ sử dụng các TSC tại các đơn vị sẽ thực thành việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Thêm vào đó là những phát minh, sáng kiến để cải thiện và nâng cao khả năng khai thác các TSC này được

hiệu quả. Việc đào tạo đối với cán bộ này cũng cần được thường xuyên thực hiện bằng cách tuyên truyền trong các buổi họp, thông qua những quy định tại các cơ quan… để người sử dụng dần dần thay đổi tư duy thay đổi ý thức của mình trong quá trình sử dụng tài sản.

4.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin để quản lý TSC

Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, điều này đã giúp quá trình quản lý tại cơ quan nói chung và quản lý TSC nói riêng đã có những hiệu quả nhất định như: giảm được chi phí quản lý, giảm được thời gian, đảm bảo được thời gian thực hiện cũng như phương thức thực hiện…. Với những hiệu quả như này việc áp dụng công nghệ thông tin là cấp bách. Để làm được điều này cần thực hiện một số công việc như sau:

Đổi mới hệ thống thông tin về TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ đó là: sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhằm quản lý kế toán tài sản của đơn vị, các dữ liệu chi từ NSNN… Điều này có thể áp dụng mô hình thành lập và lưu giữ các dữ liệu tại UBND huyện, tại trung tâm nay các dữ liệu đều được cập nhật thường xuyên, cán bộ chức năng quản lý có thể cập nhật được tình hình, mức độ sử dụng cũng tình trạng của TSC tại các đơn vị. Trên cơ sở đó hình thành kho dữ liệu điều này đáp ứng về nhu cầu tra cứu cũng như thuận lợi cho những công tác chỉ đạo và định hướng trong quản lý TSC.

Phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm soát chất lượng dữ liệu khai báo. Trong quá trình quản lý, nhiều dữ liệu được các đơn vị khai báo lên kho dữ liệu. Điều này cần phải được kiểm tra, kiểm soát việc các dữ liệu được cập nhật, tính chính xác cũng như thời gian cập nhật đúng với các quy định của nhà nước.

Cập nhật các văn bản cho các đơn vị: hiện nay rất nhiều các quy định được sửa đổi và bổ sung liên tục. UBND huyện kết hợp với bộ phận chức năng quản TSC xây dựng chuyên mục riêng để có thể đăng tải các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý TSC. Điều này giúp các đơn vị nhất là các đơn vị thuộc vùng

đi lại khó khăn như Văn Lăng, Cúc Đường…có thể cập nhật được các văn bản thường xuyên mà không phải tìm kiếm khó khăn. Thêm vào đó, trên Web cũng cần để lại số điện thoại của cán bộ chuyên môn để có thể giải đáp các thắc mắc của các đơn vị, từ đó các thắc mắc được giải quyết nhanh chóng cũng như đảm bảo về mặt chuyên môn.

4.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý TSC

Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc cũng như chưa phát huy được hết những vai trò của công tác này. Như vậy, để làm tốt công tác này cần phải thực hiện một số việc như sau:

Thanh tra kiểm tra tốt ngay từ khâu mua sắm bàn giao tài sản: việc kiểm tra này dựa trên tính hợp pháp của những tài sản được bàn giao, cũng như chất lượng và số lượng tài sản bàn giao. Thêm vào đó để tránh tình trạng gian lận thì cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn định mức cũng như hóa đơn và thủ tục để lựa chọn nhà thầu đối với những tài sản được đấu thầu mua sắm. Quá trình kiểm tra này phát hiện những biểu hiện lãng phí, những hành động gây tổn thất tài sản của nhà nước.

Thanh tra kiểm tra trong quá trình sử dụng tài sản: thanh tra kiểm tra việc sử dụng: xem xét việc thực hiện quy trình sử dụng tài sản, đánh giá thực trạng các tài sản hiện này cũng như mức độ chất lượng của các tài sản hiện có. Thông qua việc thanh tra kiểm tra này sẽ phát hiện ra các trường hợp sử dụng tài sản không đúng mục đích, bảo trì bảo dưỡng các tài sản không đúng theo quy định từ đó ngăn chặn các thất thoát một cách kịp thời.

Hằng năm tại các đơn vị thuộc UBND huyện cũng tổ chức kê khai đánh giá tài sản nhưng trong quá trình kiểm tra không đánh giá thực chất được chất lượng của các tài sản: nhiều tài sản được kê khai nhưng bản chất là không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả. Vậy, quá trình kê khai cần phải làm rõ các nội dung, đánh giá thực chất các tài sản hiện có để sớm đưa ra được phương án sửa chữa và khắc phục.

Thanh tra kiểm tra xử lý các tài sản không còn nhu cầu sử dụng. Đây là một trong những khâu cũng cần kiểm soát được chặt chẽ để tránh trường hợp xử lý tài sản không đúng quy trình, không đúng quy định của pháp luật dẫn đến tình trạnh thanh lý các tài sản không đúng: như nhiều loại có thể sửa chữa và tài sử dụng nhưng đã bị thanh lý hoặc đánh giá thấp hơn giá trị thật của các tài sản hoặc bố trí việc nhận thầu và chỉ thầu không đúng quy định.

Trên cơ sở kết quả thanh tra kiểm tra cần có những đánh giá một cách chính xác các vấn đề còn tồn tại, đây là cơ sở đưa ra được những phương án khắc phục và sửa chữa. Các kết quả của việc thanh tra, kiểm tra cần được thông báo một cách rộng rãi để có sự giám sát của nhân dân. Cũng thông qua giám sát và tố cáo cũng nhân dân sớm phát hiện các sai phạm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý TSC.

Sau khi có kết quả thanh trâ cũng như đã đưa ra được phương án xử lý thì cần bắt buộc các đơn vị có những sai phạm cần phải nghiêm túc thức hiện. Nếu không thực hiện sẽ có biện pháp cứng rắn như: cương quyết thu hồi hoặc kiến nghị với cấp trên để xử lý kịp thời. Đối với trường hợp nghiêm trọng và có mức độ vi phạm nghiêm trọng thì có thể kiến nghị với cơ quan công an cũng như các bộ phận chức năng tiến hành khởi tố để dăn đe các trường hợp khác.

4.2.4. Sử dụng hiệu quả TSC

Hiện nay, do nguồn lực ngày càng có hạn, ngân sách để mua sắm các TSC cũng đang có xu hướng giảm xuống, nhà nước đang chuyển dần xu hướng khoán các trang thiết bị đến tận các cơ quan. Chính vì vậy, việc sử dụng hiệu quả các TSC là rất cấp bách, để thực hiện được điều này cần thực hiện một số việc như sau:

Thành lập tổ dịch vụ cho thuế xe công: hiện nay việc sử dụng xe công chưa thực sự hiệu quả, nhiều trường hợp sử dụng xe công không đúng mục đích dẫn tới hiệu quả không cao nên hình thành dịch vụ xe công là một trong những cách thức cần thiết để sử dụng hiệu quả xe công.

+ Đối với dịch vụ xe công này sẽ thực hiện việc mua sắm xe theo quy định của nhà nước sau đó cho các đơn vị hành chính sự nghiệp thuê lại xe của dịch vụ này dưới các hợp đồng kinh tế. Việc sửa chữa và bảo dưỡng do các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện. Đối với các xe sau thời gian sử dụng không còn nhu cầu thì tiến hành thanh lý theo đúng quy định của pháp luật.

+ Việc mua xe công này sẽ được tiến hành bằng sử dụng NSNN, hoặc nguồn xe dôi dư của các cơ quan đơn vị trên địa bàn và được tập hợp lại, nhiều nguồn có thể được điều chuyển từ các đơn vị khác nhằm tiết kiệm tài chính cho nhà nước

+ Tổ chức cho thuê sử dụng các thiết bị văn phòng: cũng do quá trình quản lý kém hiệu quả sau khi kiểm kê đánh giá thực trạng nhiều tài sản ít được sử dụng đến và sử dụng không hiệu quả. Nhiều đơn vị có những trang thiết bị cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)