CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu về địa bàn huyện Đồng Hỷ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đồng hỷ
Vị trí địa lý: Huyện Đồng Hỷ là một trong những huyện miền núi của
tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía đông bắc của thành phố. Phía bắc của huyện giáp với huyện Võ Nhai, huyện Chợ mới của tỉnh Bắc Kạn trong khi phía nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông của huyện giáp với huyện Yên Thế của tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Với điều kiện về vị trí địa lý này, huyện có điều kiện tiếp cận với các trung tâm văn hóa xã hội của tỉnh cũng như là nơi giao thoa văn hóa với các địa phương khác trong khu vực.
Đặc điểm tự nhiên: Đồng Hỷ là một trong những huyện của tỉnh Thái
Nguyên có địa hình phức tạp, địa hình được chia ra làm hai vùng: cao ở phía đông bắc và thấp dần ở phía tây nam. Với địa hình như vậy dưới sự tác dộng của nền nhiệt cao cũng như sự thay đổi của hoàn lưu khí quyển cũng như sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên khi hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hằng năm của huyện thường đạt trên 22 độ C. Thời tiết mùa hè thường nóng nực, nhiệt độ trung bình khoảng 25 đến 27 độ C. Trong khi đó, vào mùa đông nhiệt độ giảm xuống còn từ 12 đến 15 độ C, thường xuyên xuất hiện sương muối điều này ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là sự phát triển của nông nghiệp.
Lượng mưa trên địa bàn huyện trung bình từ 1500mm đến 2200mm với chế độ mưa này phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp cũng như công nghiệp trên địa bàn.
Về thủy văn: trên địa bàn huyện có hai con sông lớn đó là Sông Cầu và sông Linh Nham đây là hai con sông cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp cũng như nước sinh hoạt cho các hộ dân trên địa bàn thành phố Thái nguyên và dân cư của huyện Đồng Hỷ.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, huyện Đồng Hỷ đã có những đổi thay tích tục trong phát triển kinh tế: đời sống người dân cơ bản được ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng tích cực, môi trường sản xuất kinh doanh đạt được một số thành quả nhất định.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Tốc độ tăng trưởng % 13,6 12,8 14,2 -0,8 1,4 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 3756 3854 4137 98 283 Dân số Người 58.025 49.238 50.352 -8.787 1.114 Số lao động Người 17.986 16.654 11.325 -1.332 -5.329 Số hộ nghèo Hộ 2.822 3.261 2573 439 -688
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ
Riêng trong năm 2018, kinh tế của huyện tăng trưởng tương đối cao trong đó: công nghiệ và xây dựng tăng trưởng 22,9%, nông nghiệp thủy sản tăng trưởng 3,66% thương mại dịch vụ tăng trưởng 4,9%.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã được huyện quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất về môi trường đầu tư và kinh doanh. Các ngành công nghiệp
tiềm năng và có nhiều thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng… Dựa vào thế mạnh của huyện, nhiều nhà máy chế biến khoáng sản đã cung cấp 100.000 tấn/ năm. Thêm vào đó là số lượng nhân công giá rẻ đã tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc với số lượng nhà máy là 02 đã thu hút hàng nghìn công nhân. Thêm vào đó là huyện có nhiều làng nghề truyền thống đặc biệt là sản xuất chè, miến dong điều này đã góp phần không nhỏ đến xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện
Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: trong sản xuất cũng đã chuyển dần từ trồng trọt sang chăn nuôi với đàn lơn lên đến hàng tram nghìn con. Trong trồng trọt huyện cũng đã tập trung phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao… toàn huyện hiện có 3.010 ha chè, trong đó trên 1.000 ha được sản xuất theo quy trình VietGap; giá trị thu nhập bình quân đạt trên 250 triệu đồng/năm/01 ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 38.000 tấn/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 46.000 tấn/năm; trồng rừng mới đạt trên 1.200 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt trên 50%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, toàn huyện hiện có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó có 76 trang trại chăn nuôi gia cầm, 13 trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở thị trấn Sông Cầu, trang trại gà đẻ trứng với quy mô từ 30.000 - 40.000 con tại xã Khe Mo và thị trấn Trại Cau…
Năm 2018, trên địa bàn huyện đã thu hút nguồn vốn đầu tư được trên 1.400 tỷ đồng. Trong đó: Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do tỉnh Thái Nguyên tổ chức, có 02 dự án đầu tư vào huyện được cấp giấy chứng nhận đầu gồm: Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau do Công ty
TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc thực hiện với số vốn đầu tư khoảng trên 700 tỷ đồng; dự án xây dựng Khu tổ hợp dịch vụ và công viên văn hóa thể thao Hồng Thái tại xã Hóa Thượng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị công nghiệp BCD thực hiện, với số vốn đầu tư dự kiến là trên 320 tỷ đồng; ngoài ra dự án mở rộng sản xuất của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên (đầu tư dây chuyền sản xuất phôi thép) với số vốn đầu tư 370 tỷ đồng; dự án Trung tâm dịch vụ sản xuất và giới thiệu sản phẩm thời trang may Phú Hưng, với số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng và thu hút đầu tư các dự án khác như: Dự án mở rộng nhà máy may TNG Đồng Hỷ tại xã Nam Hòa; dự án Xây dựng trang trại lợn tập trung Trọng Khôi tại xã Minh Lập (quy mô 300 ha) và khảo sát thực hiện các dự án thủy điện tại xã Minh Lập; dự án phát triển du lịch hang núi đá vôi tại xã Quang Sơn...