Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND

Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động thường xuyên của quá trình quản lý các hoạt động kinh tế. Đối với quá trình quản lý TSC là một trong hoạt động quan trọng, nó giúp ngăn ngừa các hoạt động gây tổn hại đến tài sản của nhà nước, bên cạnh đó là xử lý được một cách kịp thời những hành động vi phạm pháp luật về TSC. Ngoài ra, kiểm tra cũng phát hiện được các ưu điểm những sáng kiến giúp quá trình vận hành tài sản tốt hơn, đây cũng là một trong những biện pháp tuyên truyền các đơn vị tích cực sáng tạo trong quản lý. Thêm vào đó, đối với những trường hợp sai phạm thì đưa ra các biện pháp xử lý đảm bảo khắc phục tốt những thiệt hại do cá nhân và tổ chức gây ra, nó cũng là cách thức giúp răn đe những cá nhân và cơ quan có ý định sử dụng và quản lý tài sản sai mục đích.

Trong quá trình kiểm tra, thanh tra cũng cần có phải có những kiểm soát nhất định, đó là ngăn chặn những hành vi cấu kết giữa các đơn vị sai phạm với các cán bộ thanh tra kiểm tra, gây thiệt hại cho nhà nước. Cần phải báo cáo trung thực, đúng và đủ yêu cầu của cơ quan thanh tra kiểm tra. Nghiêm túc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND cấp Huyện UBND cấp Huyện

1.1.4.1. Hệ thống quy định pháp luật

Hệ thống pháp luật là những căn cứ vững chắc để thực hiện các hoạt động về quản lý TSC. Sự thống nhất về hệ thống quy định pháp luật đảm bảo việc xây dựng cơ chế chính sách, chế độ quản lý TSC phù hợp với đặc điểm của

TSC.“\Nội dung của sự thống nhất trong hệ thống quy định pháp luật như quốc hội, chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản có giá trị lớn mà hầu hết các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang các đơn vị công, các tổ chức khác được nhà nước giao trực tiếp sử dụng. Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý TSC có tính đặc thù riêng và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù tại mỗi đơn vị. Thêm vào đó, với hệ thống quy định đảm bảo tính rõ ràng, không bị chồng chéo giữa các đơn vị chức năng giúp quá trình quản lý được tốt hơn đúng với quy định của nhà nước, mà không gây hiểu nhầm và thực hiện sai nội dung ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng của tài sản.

1.1.4.2. Năng lực phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm tra

Trong qua trình thanh tra, kiểm tra hoạt động sử dụng TSC tại các cơ quan đơn vị là rất phức tạp, nhiều tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thêm vào đó, nhiều đối tượng sử dụng các biện pháp tinh vi nhằm gian dối việc mua sắm và sử dụng TSC nhằm đạt được một số lợi ích bất hợp pháp. Chính vì vậy, cán bộ thanh tra kiểm tra cần phải có trình độ cao nhằm phát hiện được các sai phạm mà các các cơ quan đơn vị đang áp dụng.

Bên cạnh đó, trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ phát hiện ra nhiều nguyên nhân sai phạm: có những nguyên nhân khách quan nhưng bên cạnh đó là những nguyên nhân chủ qua. Cán bộ phải chỉ ra được các nguyên nhân đó, xác định lỗi rõ ràng, có thể giải thích để cho cơ quan và đơn vị đó hiểu và làm theo các quy định của nhà nước.

Các sai phạm đều phải được xử lý kịp thời, nhưng cần phải căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ vi phạm để có quyết định hợp lý. Chính vì vậy, cần có những cán bộ thanh tra giỏi nghiệp vụ chuyên môn.

1.1.4.3. Sự hiểu biết và thực hiện các quy định về TSC tại các đơn vị

Hiệu quả và chất lượng xây dựng và thực thi quản lý TSC tại các đơn vị chụi ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố này. Về nguyên tắc việc bàn giao hoặc mua

sắm các trang thiết bị, các tài sản cho đơn vị cũng phải dựa vào sự hiểu biết tại cơ quan và đơn vị đó. Trên cơ sở về sự hiểu biết ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý tài sản tại các đơn vị: nếu có sự hiểu biết tốt thì đơn vị có thể sử dụng những tài sản có giá trị lớn và hiện đại. Điều này dẫn đến khả năng khai thác từ tài sản đó cũng trở lên hiệu quả hơn và ngược lại. Thêm vào đó, cũng nhằm đảm bảo các tài sản luôn trong tình trạng hoạt động tốt, các tài sản phải được thực hiện về quy trình bảo dưỡng chăm sóc tài sản đúng theo quy định. Điều này ảnh hưởng nhiều đến nhân lực cũng như chi phí tại các cơ quan và đơn vị đó. Bởi vậy: thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng sẽ giúp quản lý tài sản tốt hơn, giúp cho quản lý tài sản được tốt hơn.

1.1.4.4. Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về TSC

Nếu kho dữ liệu về TSC tương đối đầy đủ, được cập nhật thường xuyên, liên tục sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác quản lý. Hệ thống thông tin quản lý được xây dựng hoàn thiện sẽ giúp việc quản lý TSC sát sao, đầy đủ và chính xác. Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về TSC, TSC sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan quản lý tài sản, cơ quan quản lý ngân sách sẽ nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý, cũng như chuẩn bị nguồn tài chính cho duy trì, bảo dưỡng tài sản hoặc đầu tư, xây dựng, mua sắm mới trong trường hợp cần thiết.

1.14.5. Bộ máy quản lý TSC

Các hoạt động quản lý nói chung và quản lý TSC nói riêng đều có sự phân cấp trong việc quản lý cho các cấp, các ngành và cho các đơn vị. Điều này có nghĩa là nhà nước giao trách nhiệm quản lý và sử dụng các TSC đó cho các cấp được giao. Trong quá trình phân cấp thì cần phải có sự phân cấp rõ ràng, tránh trường hợp không nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của các đối tượng phân cấp hoặc sự chồng chéo trong quản lý dẫn đến việc quản lý không được hiệu quả. Thêm vào đó quá trình bố trí và sắp xếp bộ máy quản lý TSC mà hợp lý điều này giúp quá trình sử dụng tốt các nguồn lực của các đơn vị: phân cấp quản lý sẽ dễ dàng trong quá trình mua sắm, xác định rõ nguồn lực để thực hiện việc mua sắm đó. Bên cạnh đó là việc sử dụng được hợp lý hơn, trong quá trình sử

dụng việc sử dụng được đúng mục đích, có chế độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ giúp máy móc trang thiết bị hoạt động hiệu quả.

Khi kết thức quá trình sử dụng, các đơn vị có thể chủ động trong việc bàn giao hoặc đấu giá các tài sản không sử dụng. Đơn vị sử dụng tài sản sẽ tiến hành lập phương án xử lý, đưa ra quyết định xử lý đối với những tài sản được các cấp thẩm quyền cho phép đối với tài sản nhà nước. Sauk hi thanh lý hoặc bàn giao phải báo cáo cho cấp trên cập nhật tình hình TSC của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)