CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Những tài liệu thứ cấp về tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn được thu
thập từ những tài liệu đã được công bố bao gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan đến quản lý TSC được thu thập từ các nguồn đảm bảo tính tin cậy như: các viện nghiên cứu, tác trường đại học, các thư viện, nguồn trên internet…
- Thông tin liên quan đến đánh giá thực trạng và các giải pháp tăng cường quản lý TSC tác giả đã tiến hành thu thập tại các phòng như: phòng tài chính kế hoạch UBND huyện, phòng Tổ chức….
- Ngoài ra để phục vụ mục đích nghiên cứu của mình, tác giả đã thu thập một số nguồn tài liệu như:
+ Báo cáo tài sản của các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.
+ Báo cáo bàn giao tài sản cho các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ. + Báo cáo về tình hình sửa chữa và thay thế tài sản tại các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.
Phương pháp thu thập: tác giả tiến hành tổng hợp tác tài liệu cần thiết: các văn bản liên quan đến quản lý TSC, các báo cáo tình trạng sử dụng TSC… Sau đó tác giả tiến hành sắp xếp và phân loại theo mục đích và yêu cầu sử dụng trong nghiên cứu của mình.
-Xử lý số liệu: sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý. Thông qua đó, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá
để có được những xem xét quá trình quản lý TSC nhằm tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của quá trình này để từ đó đưa ra được các giải pháp cần thiết.
2.2.2.1. Thu thập thông tin sơ cấp
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) 5 nhóm nhân tố độc lâp ( 46 biến quan sát) và 1 nhóm biến phụ thuộc. Theo Green (1991) cho rằng lượng mẫu cần thiết để sử dụng trong nghiên cứu được xác định như sau: N = 50 + 8m, với m số biến độc lập. Theo Cattell (1978), thì số mẫu cần thiết cho nghiên cứu phảu đảm bảo gấp từ 3 đến 6 lần tổng số các quan trong được sử dụng trong nghiên cứu.
Xác định cỡ mẫu được dựa trên nghiên cứu của Hair, Tatham và Black (1998). Theo nghiên cứu thì số lượng mẫu bằng ít nhất 5 lần tổng số biến quan sát. Vậy áp dụng vào nghiên cứu ta có n= 5*22 = 110 mẫu cần thiết. Để đảm bảo tính ý nghĩa thống kê, tác giả tiến hành điều tra 150 phiếu.
Với 150 phiếu cần thiết, tác giả tiến hành phỏng vấn trưởng các đơn vị thuộc UBND. Nếu trong trường hợp trưởng các đơn vị đi vắng thì tác giả tiến hành phỏng vấn phó đơn vị hoặc kế toán trưởng.
Đối tượng thứ hai tác giả phỏng vấn đó là trưởng phó phòng của UBND huyện Đồng Hỷ: Phòng kinh tế và hạ tầng, phòng y tế, phòng thanh tra huyện, phòng tài nguyên môi trường, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn…