Bài học kinh nghiệm cho huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đồng Hỷ

Từ thực tiễn quản lý TSC tại một số địa phương, bài học kinh nghiệm cho quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ như sau:

Thứ nhất: quản lý chặt chẽ quá trình bàn giao tài sản cho các đơn vị: trên

thực tế cho thấy quá trình bàn giao tài sản thường xảy ra nhiều sai phạm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sử dụng tài sản đó như: không đủ số lượng, không đúng chất lượng… điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình báo cáo, sử dụng tài sản.

Thứ hai: tổ chức đấu thấu rộng rãi: Một trong những hình thức giúp các cơ

quan nhà nước có thể tiết kiệm tiền NSNN đó là tổ chức đấu thầu để có được giá thầu tốt nhất. Chính vì vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ để không xảy ra tình trạng đấu thầu không đúng quy định và lợi ích nhóm trong quá trình đấu thầu.

Thứ ba: sử dụng hiện quả TSC: trong quá trình sử dụng sẽ có nhiều trường

hợp sử dụng tài sản không hợp lý: nhiều tài sản không dùng đến hoặc dùng ít, tài sản dùng sai mục đích…điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như thời gian sử dụng tài sản.

Thứ tư: Báo cáo và đánh giá đúng chất lượng tài sản: Với việc báo cáo

đúng sẽ giúp không chỉ đơn vị đó cũng như các bộ phận chức năng của UBND huyện xây dựng được kế hoạch mua sắm, kế hoạch sửa chữa và thanh lý tài sản đúng với chất lượng tài sản hiện có, không xảy ra tình trạng thanh lý tài sản có chất lượng cao hoặc giá thấp hơn thực tại.

Thứ năm: xây dựng kế hoạch dựa trên thực tế: các đơn vị xây dựng

kế hoạch sử dụng tài sản dựa trên tình hình thực tế nhằm đảm bảo tính chính xác và thực tiễn để có kế hoạch sử dụng tiết kiệm về thời gian và tiền bạc của nhà nước.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ?

- Các nhân tố ảnh hưởng, ưu nhược điểm và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ?

- Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận: trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ cần phải xem xét các yếu tố tác động đến quá trình quản lý. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thêm vào đó là các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình quản lý TSC. Để quá trình quản lý TSC có hiệu quả giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng điều này giúp giảm các khoản chi NSNN.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: trong quá trình đánh giá xem xét quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ có sự tham gia như: các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, sự tham gia của các cán bộ chi NSNN, sự tham gia của cán bộ quản lý tài sản…. Để lấy được ý kiến của các đối tượng tham gia, tác giả tiến hành phỏng vấn đến có được những nhận xét đánh giá của các đối tượng tham gia bằng các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Phương pháp tiếp cận được vận dụng một cách linh hoạt để có được những nhận xét phù hợp và những thông tin cần thiết. Sau khi có được các thông tin từ đó đánh giá được những

điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

Tiếp cận theo nhóm: trong quá trình đánh giá thực trạng quản lý TSC thuộc các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, nghiên cứu chia ra các đối tượng để phỏng vấn đó là cán bộ quản lý TSC và đối tượng sử dụng TSC. Với việc sử dụng phương pháp tiếp theo nhóm các đối tượng để có được góc nhìn tổng thể để có được những đánh giá một cách toàn diện của quá trình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Những tài liệu thứ cấp về tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn được thu

thập từ những tài liệu đã được công bố bao gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan đến quản lý TSC được thu thập từ các nguồn đảm bảo tính tin cậy như: các viện nghiên cứu, tác trường đại học, các thư viện, nguồn trên internet…

- Thông tin liên quan đến đánh giá thực trạng và các giải pháp tăng cường quản lý TSC tác giả đã tiến hành thu thập tại các phòng như: phòng tài chính kế hoạch UBND huyện, phòng Tổ chức….

- Ngoài ra để phục vụ mục đích nghiên cứu của mình, tác giả đã thu thập một số nguồn tài liệu như:

+ Báo cáo tài sản của các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

+ Báo cáo bàn giao tài sản cho các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ. + Báo cáo về tình hình sửa chữa và thay thế tài sản tại các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

Phương pháp thu thập: tác giả tiến hành tổng hợp tác tài liệu cần thiết: các văn bản liên quan đến quản lý TSC, các báo cáo tình trạng sử dụng TSC… Sau đó tác giả tiến hành sắp xếp và phân loại theo mục đích và yêu cầu sử dụng trong nghiên cứu của mình.

-Xử lý số liệu: sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý. Thông qua đó, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá

để có được những xem xét quá trình quản lý TSC nhằm tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của quá trình này để từ đó đưa ra được các giải pháp cần thiết.

2.2.2.1. Thu thập thông tin sơ cấp

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) 5 nhóm nhân tố độc lâp ( 46 biến quan sát) và 1 nhóm biến phụ thuộc. Theo Green (1991) cho rằng lượng mẫu cần thiết để sử dụng trong nghiên cứu được xác định như sau: N = 50 + 8m, với m số biến độc lập. Theo Cattell (1978), thì số mẫu cần thiết cho nghiên cứu phảu đảm bảo gấp từ 3 đến 6 lần tổng số các quan trong được sử dụng trong nghiên cứu.

Xác định cỡ mẫu được dựa trên nghiên cứu của Hair, Tatham và Black (1998). Theo nghiên cứu thì số lượng mẫu bằng ít nhất 5 lần tổng số biến quan sát. Vậy áp dụng vào nghiên cứu ta có n= 5*22 = 110 mẫu cần thiết. Để đảm bảo tính ý nghĩa thống kê, tác giả tiến hành điều tra 150 phiếu.

Với 150 phiếu cần thiết, tác giả tiến hành phỏng vấn trưởng các đơn vị thuộc UBND. Nếu trong trường hợp trưởng các đơn vị đi vắng thì tác giả tiến hành phỏng vấn phó đơn vị hoặc kế toán trưởng.

Đối tượng thứ hai tác giả phỏng vấn đó là trưởng phó phòng của UBND huyện Đồng Hỷ: Phòng kinh tế và hạ tầng, phòng y tế, phòng thanh tra huyện, phòng tài nguyên môi trường, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn…

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp phổ biến trong các nghiên cứu kinh tế, phương pháp này cho thấy sự phát triển cũng như sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu: so sánh giữa số nghiên cứu kỳ này được so sánh với kỳ nghiên cứu trước để thấy được sự thay đổi chỉ tiêu nghiên cứu, so sánh giữa số thực hiện kỳ này so với số kế hoạch để thấy được mức độ phát triển, so

sánh chiều dọc để thấy được tỷ trọng của các chỉ tiêu nghiên cứu, từ phương pháp này thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu trong tổng thể.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu, thống kê mô tả được sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ để mô tả số liệu nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh: Đây là phương pháp được sủ dụng độ biến động của các chỉ tiêu. So sánh năm nay với năm trước, nhờ đó thay được sự thay đổi của quá trình quản lý tài sản cố định trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ

2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý TSC: Lãnh đạo huyện, trưởng phó các phòng ban của huyện, thầy cô hướng dẫn và các thầy cô trong bộ môn. Cách thu thập thông tin, lựa chọn tài liệu liên quan đến định hướng công tác nghiên cứu.

2.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

a, Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả của nghiên cứu định lượng cung cấp những hiểu biết cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ. Bên cạnh đó, những nội dung này mang tính mô tả, khám phá vấn đề và chịu ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn hoặc các trường hợp điển hình, cá biệt.

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷcần có con số cụ thể, khách quan và rõ ràng, thông qua các biến số đã được tính toán chính xác, tìm kiếm các nhân tố tác động đến kết quảcủa công tác quản lý TSC.

b, Thiết kế nghiên cứu định lượng

Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyên.Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ tiến

hành thông qua phỏng vấn một các cán bộ làm việc tại các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

Hình 2.1: Minh họa quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Xây dựng bảng hỏi và thang đo

Nghiên cứu sơ bộ: Sau khi đã xác định mô hình nghiên cứu, tác tiến

hành nghiên cứu sơ bộ theo 2 cách đó là nghiên cứu tại bàn và thảo luận nhóm ( tác giả thảo luận với các chuyên gia về quản lý TSC: cán bộ tại phòng tài chính kế hoạch tài chính và phòng kinh tế - hạ tầng huyện Đồng Hỷ với số lượng là 10 người)

Kiểm tra bảng hỏi: tác giả tiến hành phỏng vấn thử 20 người là cán bộ đang làm việc tại UBND huyện Đồng Hỷ. Sau khi đã có bảng hỏi sơ bộ tác giả sẽ loại bỏ các câu hỏi không đáp ứng, điều chỉnh cho phù hợp và giữ lai các câu hỏi phù hợp và xây dựng bảng hỏi chính thức

Trong phiếu phỏng vấn mỗi biến quan sát là một câu hỏi được cho theo điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 5 với quy ước là (1): Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý

Khung mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ

Hệ thống quy định pháp luật Năng lực – phẩm chất cán bộ thanh

tra kiểm tra

Sự hiểu biết và thực hiện các quy định về TSC tại đơn vị Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về TSC Bộ máy quản lý TSC

Hình 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý TSC

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Nhóm nhân tố: Hệ thống quy định pháp luật

hóa Tên biến quan sát Nguồn

PL1 Các quy định rõ ràng cụ thể Yiu C Y (2006) PL2 Quy định nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm

của các bên tham gia quản lý

Conway Francisand (2006)

PL3 Các hướng dẫn thực hiện đầy đủ, chi tiết Yiu C Y (2006) PL4 Ít có sự chồng chéo giữa văn bản của các

cơ quan chức năng Yiu C Y (2006)

Giả thuyết H1: Hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến quản lý TSC càng đầy đủ, rõ ràng, chi tiết…thì kết quả quản lý TSC càng tốt. (+)

Nhóm nhân tố: Năng lực – phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm tra

hóa Tên biến quan sát Nguồn

NL1 Cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng đáp ứng tốt yêu cầu công tác

Olga Kaganova (2007) NL2 Cán bộ có tác phong và thái độ làm việc tốt Olga Kaganova

(2007) NL3 Cán bộ thanh tra am hiểu về hoạt động của

từng đơn vị

Olga Kaganova (2007) NL4 Các quyết định của cán bộ thanh tra không

NL5 Các quyết định của cán bộ thanh tra không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chất

Olga Kaganova (2007)

Giả thuyết H2: Năng lực và phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm tra tốt thì kết quả quản lý TSC càng tốt. (+).

Nhóm nhân tố: Sự hiểu biết và thực hiện các quy định về TSC tại đơn vị

hóa Tên biến quan sát Nguồn

HB1 Có hiểu biết tốt về quản lý tài sản Malawi Makaranga Ngwira (2012)

HB2 Luôn nắm rõ các quy định về quản lý tài sản Malawi Makaranga Ngwira (2012)

HB3 Nắm rõ quy trình quản lý đối với từng loại tài sản Malawi Makaranga Ngwira (2012)

HB4 Các cán bộ luôn được cập nhật các văn bản hướng dẫn quản lý tài sản tại đơn vị mình

Malawi Makaranga Ngwira (2012)

Giả thuyết H3: Sự hiểu biết và thực hiện tốt các quy định sẽ giúp cho kết quả quản lý TSC tại các đơn vị tốt. (+)

Nhóm nhân tố: Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về TSC

hóa Tên biến quan sát Nguồn

DL1 Kho dữ liệu là đầy đủ các thông tin

cần thiết Vermiglio Carlo (2011)

DL2 Dữ liệu luôn được cập nhật và kiểm

DL3 Cán bộ quản lý luôn biết được tình

trạng của các TSC Vermiglio Carlo (2011) DL4 Hệ thống được áp dụng nhiều công

nghệ thông tin và dễ dàng sử dụng Hỏi ý kiến chuyên gia Giả thuyết H4: Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về TSC tốt giúp quản lý TSC tại đơn vị tốt. (+)

Nhóm nhân tố: Bộ máy quản lý TSC

hóa Tên biến quan sát Nguồn

BM1

Trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong bộ máy là rõ ràng

Vermiglio Carlo (2011)

BM2 Người đứng đầu luôn chụi trách

nhiệm về đợn vị mình Vermiglio Carlo (2011)

BM3

Bộ máy hoạt động linh hoạt đảm bảo đúng quy định nhà nước nhưng cũng không máy móc, quan liêu

Vermiglio Carlo (2011)

BM4

Các bộ phận chức năng luôn phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin

Malawi Makaranga Ngwira (2012)

BM5

Quy trình và thủ tục được đơn giản hóa, áp dụng nhiều công nghệ thông tin vào quản lý.

Malawi Makaranga Ngwira (2012)

Giả thuyết H5: Bộ máy quản lý TSC tốt thì quản lý TSC tốt. (+)

hóa Tên biến quan sát Nguồn

KQ1 Tài sản tại đơn vị luôn hoạt động tốt Hỏi ý kiến chuyên gia KQ2 Chất lượng và thời gian sử dụng được

kéo dài Hỏi ý kiến chuyên gia

KQ3 Các bộ phận chức năng phát hiện nhiều vấn đề và đã nhanh chóng sửa chữa trong quá trình quản lý TSC

Hỏi ý kiến chuyên gia

KQ4 Giảm thất thoát lãng phí, các hành vi gian lận đều có biện pháp xử lý đúng quy định

Hỏi ý kiến chuyên gia

Mô hình EFA

“ Mục đích của việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo để sàng lọc, loại các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn. Trong đó hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kế về mức độ chặt chẽ ( khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát ( các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ”.(Đinh Phi Hổ, 2012)

“ Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 đến 1 là thang đo tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Hệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)