CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận: trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ cần phải xem xét các yếu tố tác động đến quá trình quản lý. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thêm vào đó là các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình quản lý TSC. Để quá trình quản lý TSC có hiệu quả giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng điều này giúp giảm các khoản chi NSNN.
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: trong quá trình đánh giá xem xét quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ có sự tham gia như: các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, sự tham gia của các cán bộ chi NSNN, sự tham gia của cán bộ quản lý tài sản…. Để lấy được ý kiến của các đối tượng tham gia, tác giả tiến hành phỏng vấn đến có được những nhận xét đánh giá của các đối tượng tham gia bằng các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Phương pháp tiếp cận được vận dụng một cách linh hoạt để có được những nhận xét phù hợp và những thông tin cần thiết. Sau khi có được các thông tin từ đó đánh giá được những
điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.
Tiếp cận theo nhóm: trong quá trình đánh giá thực trạng quản lý TSC thuộc các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, nghiên cứu chia ra các đối tượng để phỏng vấn đó là cán bộ quản lý TSC và đối tượng sử dụng TSC. Với việc sử dụng phương pháp tiếp theo nhóm các đối tượng để có được góc nhìn tổng thể để có được những đánh giá một cách toàn diện của quá trình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.