Đánh giá về tình hình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá về tình hình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện

(tương ứng hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,292). Hiện nay các cơ quan đơn vị luôn được cập nhật, các cán bộ phòng tài chính kế hoạch luôn hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng với quy định của pháp luật. Các cán bộ sẵn sàng giải thích nhiệt tình những vướng mắc của các đơn vị trong quá trình vận hành và khai thác TSC.

Biến F4 có hệ số hồi quy là 0,431 có quan hệ cùng chiều với Y. Khi được phỏng vấn đối với yếu tố “Năng lực – phẩm chất của cán bộ thanh tra, kiểm

tra”. Điều này có nghĩa là khi yếu tố này tăng 1 điểm thì kết quả quản lý TSC

trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ tăng thêm 0,431 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,431). Hiện nay trình độ và năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra luôn được nâng cao. Cán bộ luôn được cập nhật kiến thức, đó là cán bộ tham gia các lớp tập huấn. Thêm vào đó với trường hợp cán bộ vi phạm đã được kiểm điểm và có hình thức xử lý phù hợp.

Biến F5 có hệ số hồi quy là 0,407 có quan hệ cùng chiều với Y. Khi được phỏng vấn đối với yếu tố “Hệ thống quy định pháp luật ”. Điều này có nghĩa là khi yếu tố này tăng 1 điểm thì kết quả quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ tăng thêm 0,407 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,407). Hiện nay hệ thống quy định pháp luật đã được ra soát những quy định chưa rõ ràng đã được chỉnh sửa kịp thời, những quy định lạc hậu đã được loại đi để kịp thời với sự phát triển của xã hội.

3.4. Đánh giá về tình hình quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ huyện Đồng Hỷ

3.4.1. Những kết quả đạt được thông qua một số chỉ tiêu

Trong những năm qua, hoạt động quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ đã đạt được một số thành kết quả nhất định. Điều này đã giúp tăng cường hiệu quả TSC, tăng cường tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn NSNN.

Bảng 3.22: Kết quả đạt được của quản lý TSC

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Tỷ lệ giải ngân 87,1 89,2 92,3 2,1 3,1 Tỷ lệ tiết kiệm 4,1 3,7 3,9 -0,4 0,2 Chất lượng còn lại TSC 31,5 32,6 37,4 1,1 4,8

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch theo số báo cáo và tính toán của tác giả

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng, tỷ lệ giải ngân để xây dựng và mua sắm TSC có xu hướng tăng, năm 2016 chỉ đạt 87,1 % đến năm 2018 là 92,3%, để đạt được con số này là do các phòng chức năng đã lên kế hoạch tốt cho việc mua sắm trang thiết bị. Thêm vào đó một lượng nhỏ chưa được giải ngân chủ yếu là các công trình xây dựng do thời gian đấu thầu lâu, hoặc do đội vốn trong quá trình xây dựng lên chưa đủ vốn để tiếp tục xây dựng.

Chất lượng còn lại của TSC cũng có xu hướng tăng vì quá trình mua sắm cũng được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc hàng hóa về chất lượng và số lượng. Thêm vào đó là tại các đơn vị cũng thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa các TSC và đặc biệt là ý thức của cán bộ công chức viên chức cũng đã thay đổi, tự ý thức trong việc bảo quản và chăm sóc TSC. Chính vì vậy mà chất lượng TSC tăng năm 2016 là 31,5% đến năm 2018 là 37,4. Bởi vậy, nhiều tài sản tuy đã hết hạn khấu hao nhưng vẫn có thể điều chuyển để sử dụng cho các đơn vị khác để tiết kiệm NSNN.

3.4.2. Những ưu điểm

Thứ nhất: về cơ bản hoạt động quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND

huyện Đồng Hỷ thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Các đơn vị cũng căn cứ vào quy trình tiếp nhận, sử dụng và thanh lý TSC để thực hiện theo đúng hướng dẫn.

Thứ hai: Việc xây dựng kế hoạch về quản lý đang dần dần phù hợp với

tình hình thực tế. Nhằm sử dụng hiệu quả các tài sản được giao, không gây thất thoát lãng phí, các đơn vị đã dựa vào tình hình thực tế, tính toán khối

lượng công việc tại các đơn vị mà đề xuất việc xây dựng và mua sắm TSC cho các cơ quan cấp trên, cơ quan cấp trên xem xét tính thực tế và phê duyệt phương án.

Thứ ba: Cán bộ sử dụng TSC đã có tư duy thay đổi. Quá trình sử dụng

TSC cũng đã thay đổi. Việc bảo quản cũng như thực hành chính sách tiết kiệm và hiệu quả đã được cán bộ thực hiện tốt. Bởi vậy, nhiều tài sản đã hết giá trị khấu hao nhưng vẫn sử dụng được và tái sử dụng.

Thứ tư: quản lý tốt quá trình sử dụng: tại các cơ quan thường xuyên phát

động các phong trào tiết kiệm, tránh lãng phí, phát huy tính sáng tạo. Bởi vậy nhiều tài sản đã phát huy tốt hiệu quả trong quá trình sử dụng.

3.4.3. Những hạn chế

Thứ nhất: xây dựng và mua sắm TSC vẫn chưa sát với tình hình thực tế.

Hiện nay, việc mua sắm và xây dựng thường vượt so với dự toán dẫn đến phải huy động vốn thêm hoặc nhiều trang thiết bị không mua sắm hoặc xây dựng không đủ vốn. Bởi vậy, việc bù đắp lượng vốn thiếu hụt này có thể kêu gọi từ nhân dân ủng hộ.

Thứ hai: việc bàn giao tài sản chưa tốt, nhiều tài sản cấp phát cho các đơn

vị không đúng chủng loại hoặc nhiều tài sản không đúng nhu cầu dẫn đến tình trạng nhiều tài sản không được dùng đến gây lãng phí NSNN.

Thứ ba: chưa phát huy được hiệu quả của TSC. Nhiều TSC có tình trạng

sử dụng ít hoặc nhiều loại tài sản ít có người sử dụng bởi vậy nó không thực sự phát huy được hiệu quả như ban đầu mong muốn.

Thứ tư: đấu thầu thanh lý tài sản thực hiện chưa nghiêm túc: trong quá

trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình thanh lý tài sản như: không quảng bá rộng rãi nên ít có nhà thầu tiến hành mua, nhiều giấy tờ thủ tục không được hoàn thiện hoặc giá trị thanh lý rất thấp so với nguyên giá của tài sản…

3.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất: trình độ cán bộ quản lý TSC còn hạn chế: do hiện này việc

gian lận nhất là những gian lận trong quá trình sử dụng tài sản, quá trình đấu thầu mua sắm và thanh lý TSC… rất tinh vi. Đây là cơ hội để nhiều lợi dụng nhằm gây thất thoát TSC. Do số lượng cán bộ ít, đảm nhận nhiều công việc cùng lúc nên không thể nhận ra các sai phạm từ sớm, điều này ảnh hưởng rất nhiều quá trình quản lý TSC trong các đơn vị.

Thứ hai: các thông tin về TSC cung cấp không được đẩy đủ và chính xác.

Do nhiều cơ quan hiện này vẫn trên địa bàn vùng sâu, vùng xa tiếp cận công nghệ thông tin có ít, số lượng cán bộ ít nên không thường xuyên cập nhật về tình hình tài sản, nhiều đơn vị báo cáo dừng lại để đối phó mà chưa thực sự chính xác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kế hoạch và quản lý TSC cho hợp lý.

Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo: số lượng đơn vị thuộc

UBND huyện Đồng Hỷ nhiều, số lượng tài sản nhiều. Bởi vậy, công tác thanh tra kiểm tra dừng lại ở việc lựa chọn một số ít các đơn vị để thanh tra kiểm tra, còn lại dựa hoàn toàn báo cáo của đơn vị. Chính vì điều này mà nhiều đơn vị đã bị phát hiện sai phạm. Thêm vào đó, nhiều trường hợp dừng lại ở việc nhắc nhở nên chưa có tính răn đe với các đơn vị sai phạm khác.

Thứ tư: sử dụng không hiệu quả TSC: nhiều trang thiết bị cấp cho các đơn

vị, với số lượng lớn và dư thừa. Thêm vào đó, cũng có nhiều trang thiết bị không phát huy được tối đa công dụng dẫn đến thời gian sử dụng các tài sản không nhiều. Thêm vào đó là công tác bảo quản không tốt dẫn đến chất lượng của các tài sản giảm đi nhiều, giá trị thanh lý không cao.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ 4.1. Phương hướng, mục tiêuquản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ

4.1.1. Phương hướng

Nhằm đảm bảo việc sử dụng TSC ngày càng hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí cho người nhà nước cũng như góp phần xây dựng địa phương. Một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay đó là nâng cao hoạt động quản lý TSC tại địa phương.

Xây dựng hệ thống và hoàn thiện bộ máy quản lý TSC, đảm bảo việc thực hiện tốt các quy định về pháp luật. UBND huyện kết hợp với các phòng chức năng chuyên môn xây dựng quy định quản lý rõ ràng, xây dựng văn bản chỉ đạo phối hợp giữa các bộ phận chức năng, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho các cơ quan đơn vị khác.

Thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng TSC. Các đơn vị có chức năng, kiểm tra giảm sát phải tăng cường kiểm tra các đơn vị sử dụng TSC. Việc sử dụng sai mục đích, kê khai sai về chức năng nhiệm vụ của TSC đây được coi là một trong những hành vi gian lận ảnh hưởng đến tài sản của nhà nước.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc đấu thầu mua sắm và thanh lý tài sản nhà nước. Một trong những biện pháp nhằm tăng cường tiết kiệm cũng như giảm sự nhưng sai phạm cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, giám sát của người dân phát hiện tố cáo những gian lận trong đấu thầu, mua sắm.

Tăng cường công khai minh bạch trong quản lý TSC. Hiện nay việc giám sát của người dân là rất quan trọng, thông qua người dân tố giác và đã phát hiện

ra nhiều sai phạm của các cơ quan chức năng. Người dân cũng cần được biết cac đơn vị sử dụng tài sản của nhà nước như nào. Từ đó xây dựng được lòng tìn với người dân trên địa bàn.

4.1.2. Mục tiêu quản lý

Tăng cường hơn nữa hoạt đông quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, việc xây dựng mục tiêu phải dựa trên tình hình thực tế tại các đơn vị cũng như đảm bảo việc hiệu quả của quản lý:

- Tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trinh phải đạt từ 8% đến 12% so với giá đề xuất.

- Giảm các trường hợp sai phạm trong quá trình bàn giao tài sản như: đúng số lượng chủng loại mà đơn vị cần, thủ tục bàn giao nhanh gọn cũng như đúng với chất lượng của tài sản.

- Nâng cao mức sử dụng TSC lên từ 80% đến 85%. Giảm số lượng các tài sản ít được sử dụng: luân chuyển các tài sản đó sang các đơn vị khác, hoặc tiến hành hoạt đông cho thuê để có thể sử dụng được tiết kiệm và hiệu quả.

- Giá trị còn lại của tài sản đạt dưới 10% nhằm sử dụng tốt đa TSC, tránh tình trạng nhiều TSC được cấp nhưng đơn vị không dùng và cho vào kho lưu trữ. Điều này cũng giảm trường hợp thanh lý các tài sản có chất lượng cao như giá thanh lý thấp, tránh thất thoát lãng phí cho NSNN.

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ UBND huyện Đồng Hỷ

4.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý TSC

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trước hết là phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận vấn để từ đó nâng cao được kết quả quản lý TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

Đào tạo cán bộ: Việc đào tạo cán bộ phải được tổ chức thường xuyên.

Bởi, hiện nay trang thiết bị TSC ngày càng thay đổi, quy trình sửa chữa và bảo dưỡng cũng thay đổi nhiều. Để vận hành tốt TSC thì kiến thức cán bộ quản lý

cũng cần được cập nhật để không bị lạc hậu, ngoài ra đáp ứng được những đòi hỏi của công việc về việc quản lý. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo cũng cần gắn liền với thực tế để cán bộ quản lý có thể vừa học tập cũng như áp dụng các kiến thức được học vào thực tế.

+ Đào tạo cán bộ trực tiếp tham gia quản lý: đối tượng được cần ưu tiên trong việc đào tạo trước hết đó là những cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý TSC. Thêm vào đó nội dung đào tạo trước hết cần tập trung vào các chính sách, các quy định của pháp luật về quản lý TSC, các tiêu chuẩn và định mức cho các cơ quan khi sử dụng TSC để tránh trường hợp sử dụng tài sản không đúng mục đích, sử dụng tài sản vượt quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần phải truyên truyền về đường lối cũng như chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo cũng cần có những trao đổi kinh nghiệp và thực tiễn của những giáo viên có nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho cán bộ đi học.

Tổ chức lớp học phù hợp: Các cán bộ quản lý TSC chủ yếu đảm nhận nhiều chức trách nhiệm vụ khác nhau trong cơ quan. Bởi vậy, việc đi học tập ở nơi khác nhất là học tập dài này thì ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của cơ quan. Chính vì vậy, việc tổ chức các lớp học ngay tại địa bàn làm việc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến làm việc của cán bộ này.

Đào tạo gắn liền với thực tế: trong quá trình đào tạo người học có nhiều thắc mắc cũng như các trường hợp phát sinh cần phải trao đổi với những cán bộ có trình độ truyên môn cao, những người giải thích cũng như hướng dẫn cán bộ quản lý có thể giúp họ việc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

+ Đào tạo đối với cán bộ không tham gia quản lý: việc thay đổi tư duy là rất quan trong: nó ảnh hưởng từ nhận thức đến hành động của mỗi cán bộ tại các cơ quan. Khi thay đổi nhận thức: các cán bộ sử dụng các TSC tại các đơn vị sẽ thực thành việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Thêm vào đó là những phát minh, sáng kiến để cải thiện và nâng cao khả năng khai thác các TSC này được

hiệu quả. Việc đào tạo đối với cán bộ này cũng cần được thường xuyên thực hiện bằng cách tuyên truyền trong các buổi họp, thông qua những quy định tại các cơ quan… để người sử dụng dần dần thay đổi tư duy thay đổi ý thức của mình trong quá trình sử dụng tài sản.

4.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin để quản lý TSC

Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, điều này đã giúp quá trình quản lý tại cơ quan nói chung và quản lý TSC nói riêng đã có những hiệu quả nhất định như: giảm được chi phí quản lý, giảm được thời gian, đảm bảo được thời gian thực hiện cũng như phương thức thực hiện…. Với những hiệu quả như này việc áp dụng công nghệ thông tin là cấp bách. Để làm được điều này cần thực hiện một số công việc như sau:

Đổi mới hệ thống thông tin về TSC trong các đơn vị thuộc UBND huyện Đồng Hỷ đó là: sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhằm quản lý kế toán tài sản của đơn vị, các dữ liệu chi từ NSNN… Điều này có thể áp dụng mô hình thành lập và lưu giữ các dữ liệu tại UBND huyện, tại trung tâm nay các dữ liệu đều được cập nhật thường xuyên, cán bộ chức năng quản lý có thể cập nhật được tình hình, mức độ sử dụng cũng tình trạng của TSC tại các đơn vị. Trên cơ sở đó hình thành kho dữ liệu điều này đáp ứng về nhu cầu tra cứu cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công trong các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)