Thực trạng nhậnthức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dụckỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi

Qua kết quả thăm dò ở bảng 2.3, cho ta thấy đại đa số giáo viên có nhận thức rất tích cực về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Có tới 87,5% số phiếu thu được cho rằng “rất cần thiết” phải giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ. Trong khi đó, có 12,5% giáo viên lựa chọn ở mức độ “cần thiết” và mức độ “không cần thiết” là không có lựa chọn nào.

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi

Mức độ cần thiết của việc giáo dục KNTNT bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Số lượng (giáo viên) Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 21 87,5 Cần thiết 3 12,5 Không cần thiết 0 0 Tổng 24 100

Như vậy, mặc dù còn nhiều giáo viên còn chưa hiểu đúng và nhận thức chưa thật tốt, chưa thật đầy đủ về khái niệm cũng những những biểu hiện của kỹ năng tự nhận thức bản thân, song phần lớn các giáo viên đều cho thấy họ có nhận thức rất tích cực về sự cần thiết cũng như ý nghĩa to lớn của việc tổ chức các hình thức hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng này cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, kết quả thông kê này cũng cho thấy các lựa chọn này có thể hợp lý với hầu hết các hình thức hoạt động. Đối với trẻ mầm non trẻ chơi chính là học, và trẻ học thông qua chơi nên hầu như tất cả các hình thức hoạt động ở trường mầm non đều luôn có một vai trò quan trọng và ý nghĩa nào đó đối với sự phát triện nhận thức và nhân cách trẻ nói chung. Để đi sâu làm rõ về tỷ lệ của những lựa chọn này, chúng tôi rất muốn làm rõ liệu các kết quả của giáo viên về mặt nhận thức trên có gắn liền với việc giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ hay không.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về các biểu hiện của kỹ năng tự nhận thức ở trẻ 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)