Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi mang tính chất thi đua nhằm bồi dưỡng tính tự tin ở trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 79 - 80)

H Đ học tập Đ vui chơ

2.6.3. Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi mang tính chất thi đua nhằm bồi dưỡng tính tự tin ở trẻ

tự tin ở trẻ

* Mục đích

Rèn luyện tính chủ động, tự giác, tự nguyện tham gia vào các trò chơi có tính chất thi đua để bồi dưỡng tính tự tin cho trẻ.

* Ý nghĩa

- Rèn luyện ý chí phấn đấu, tinh thần đồng đội, vì “màu cờ sắc áo” của trẻ. Khi đó đứa trẻ sẽ học được những ưu điểm của bạn, bộc lộ khả năng của mình để góp phần vào thành tích chung của cả nhóm.

- Rèn năng lực phối hợp, hợp tác bạn bè trong quá trình tham gia giao tiếp trong học tập và vui chơi.

- Rèn luyện sự tự tin ở trẻ trong các hoạt động giao tiếp ở trường mầm non.

* Nội dung và cách thực hiện

Giáo viên mầm non có thể tổ chức các trò chơi có yếu tố thi đua như:

+ Các trò chơi dạng vận động nhưng giúp trẻ: vừa tham gia tiếp xúc với những người xung quanh, vừa tạo điều kiện cho trẻ được trò chuyện, giao lưu.

Thông qua các trò chơi vận động có yếu tố thi đua giúp trẻ thể hiện được tính cách của mình, kích thích hứng thú và hình thành thái độ giao tiếp khác nhau ở trẻ.

+ Trò chơi đóng kịch: ở lứa tuổi này trẻ dễ bị cuốn hút vào những trò chơi đóng kịch với bạn. Trò chơi này giúp trẻ cảm nhận được được giá trị của bản thân mình và tự tin hơn trong mọi hoạt động. Trò chơi cho phép trẻ nói lên mọi điều mà trẻ thích như: trò chơi“Tôi là ai, tôi có thể làm được gì?”, “Soi gương”, “Con muốn”. Từ những trò chơi này, trẻ có thể khám phá những ý tưởng có tính xã hội phức tạp, giúp cho trẻ tự nói về những điều mà trẻ làm được hay những mong muốn của bản thân mình. Những trò chơi đó giúp phát triển ở trẻ sự hiểu biết về bản thân, về thế giới bên trong và bên ngoài xung quanh mình. Trẻ hiểu được bản thân của mình làm được gì, muốn làm gì trong tương lai hay nhận ra những điều tốt đẹp mà mình làm được.Ở đây, vai trò của giáo viên rất quan trọng đó là cần tạo điều kiện về đồ dùng và môi trường để trẻ tham gia vào trò chơi một cách thuận lợi.

* Yêu cầu của biện pháp

Trẻ được tham gia tích cực ở trò chơi mang tính chất thi đua.

Giáo cần phải quan sát và phải có sự đánh giá nhận xét của cô giáo và các bạn để giúp trẻ nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, giúp trẻ tự tin thể hiện những điểm mạnh của bản thân mình.

Trẻ được tự đánh giá bản thân trong quá trình chơi.

Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phải giúp trẻ được tham gia giao tiếp tích cực.

Giáo viên luôn chú ý đến trẻ nhút nhát khi tham gia trò chơi mang tính chất thi đua.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)