Biện pháp 2: Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và tự nhậnthức về bản thân cho trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

H Đ học tập Đ vui chơ

2.6.2. Biện pháp 2: Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và tự nhậnthức về bản thân cho trẻ

về bản thân cho trẻ

* Mục tiêu và ý nghĩa

Việc cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân cho trẻ là một trong những việc làm cần thiết và là điều kiện để làm giàu biểu tượng về bản thân cho trẻ góp phần nâng cao nhận thức về bản thâ cho trẻ. Nhờ có vốn sống kinh nghiệm cá nhân mà trẻ có thể xác định được sở thích và khả năng của bản thân trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, là cơ sở để trẻ nhận xét, đánh giá bạn bè và tự đánh giá bản thân.

* Nội dung và cách thực hiện

Căn cứ vào chủ đề, nội dung chơi và vốn hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh và sự tự nhận thức về bản thân mình, giáo viên có thể cung cấp và làm giàu kinh nghiệm cho trẻ bằng các cách khác nhau như trò chuyện với trẻ theo chủ đề, theo nội dung chơi; tổ chức cho trẻ tham quan... trao đổi và trò chuyện cùng trẻ để chia sẻ kinh nghiệm với trẻ...

Đặc biệt trong chủ đề “Bản thân” giáo viên tận dụng toàn bộ các hoạt động của chủ đề giúp trẻ khám phá bản thân, tự nhận thức về bản thân để làm cơ sở xác định sở thích, khả năng của bản thân, giúp trẻ thấy được mỗi trẻ là một con người riêng biệt, không giống bất kỳ ai kể cả anh chị em sinh đôi; mỗi đứa trẻ là một phần của gia đình; có nhu cầu, sở thích và những khả năng khác nhau... Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp trẻ tự nhận thức một cách tốt nhất về mình, để từ đó trẻ có thể lựa chọn và thực hiện một cách tự tin và có hiệu quả những hoạt động mà trẻ yêu thích.

Để giúp trẻ biết chúng có ngoại hình như thế nào (béo, gầy, cao, thấp, trắng, đen, dễ thương,...), chúng giống và khác các bạn khác điểm gì?... chúng tôi tổ chức cho trẻ soi gương, xem ảnh để nhận biết và so sánh mình với bạn bè, cho trẻ tự nói lên sở thích của mình, những điều mình có thể làm được gì và không làm được. Kết quả của việc làm này cho trẻ biểu tượng cơ bản về bản thân và đây là cơ sở giúp trẻ từng bước ý thức về bản thân mình.Đồng thời trẻ nghe bạn khác giới thiệu về bản thân để biết những sở thích và khả năng mà bạn và mình giống và khác nhau.

Ngoài ra, chúng tôi còn giúp trẻ nhận ra “mình là một đứa trẻ duy nhất” nghĩa là giúp trẻ nhận thức giá trị của bản thân trong một thể toàn diện.Bằng cách nói chuyện với trẻ từ dáng vẻ bề ngoài cho đến tính cách, cho trẻ biết rằng trẻ giống các bạn khác, và không giống các bạn khác ở điểm gì.Đồng thời, chúng tôi cung cấp cho trẻ biết rằng trong cuộc sống, không ai giống nhau hoàn toàn cả về hình dáng và tính cách.

Bên cạnh đó, để trẻ biết được sự phát triển của bản thân giáo viên tạo điều kiện trò chuyện trực tiếp với trẻ bằng những câu hỏi như: Hỏi trẻ lớn lên con muốn làm gì, và tại sao con lại muốn làm việc đó? Trao đổi, để trẻ nghĩ đến một số điều trẻ không thể làm bây giờ nhưng có thể làm khi trẻ lớn hơn (giống như có những điều trẻ có thể làm bây giờ, mà khi bé hơn trẻ không làm được).

Khi cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, chúng tôi tổ chức trò chơi “Gia đình” với chủ đề “Cuộc sống trong gia đình” và yêu cầu trẻ tham gia trong các vai chơi: Ông, bà, bố, mẹ, em bé, anh, chị... giống như trẻ quan sát thấy trong gia đình mình hằng ngày và bắt chước theo những hoạt động khác diễn ra quanh gia đình: Đi chợ, đi cắt tóc, đến cửa hàng ăn, đi làm, đi du lịch, học bài, ...

Khi trẻ đã biết mình là một đứa trẻ riêng biệt, không giống với bất kỳ ai từ hình dáng đến tính cách, chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức mới để trẻ thấy rằng dù là duy nhất nhưng trẻ lại là một phần của gia đình. Chẳng hạn cô giới thiệu cho trẻ biết có những trẻ được đặt tên theo quy tắc riêng của gia đình, và cách đặt tên này lại là quan trọng, bởi đây là dấu hiệu của thành viên trong gia đình và mỗi thành viên ấy là một phần của gia đình lớn không thể tách rời.

Khi trẻ biết mỗi người là một thành viên trong gia đình chúng tôi cùng trẻ trò chuyện thêm về những công việc cần phải làm trong gia đình. Và nhấn mạnh để trẻ hiểu rằng: Trong gia đình, mỗi người có vai trò, vị trí và trách nhiệm riêng nhưng mọi thành viên cùng sống, làm việc, yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

Ngoài ra, chúng tôi còn tạo ra các tình huống để trẻ xác định cảm xúc trong các tình huống: được bố mẹ khen - hạnh phúc, nhường đồ chơi cho bạn - vui vẻ, tranh giành đồ chơi - cáu giận... để trẻ thấy được con người có nhiều cách thể hiện cảm xúc khác nhau và mỗi hành động lại có mối quan hệ mật thiết với thái độ và cảm xúc của bản thân cũng như của người xung quanh.

Để trẻ có những biểu tượng đầy đủ về bản thân và có cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình, chúng tôi cũng cung cấp cho trẻ những thông tin liên quan đến giới tính và những hành vi, ứng xử phù hợp với giới tính của trẻ. Có như vậy trong quá trình chơi và trong cuộc sống thực trẻ mới có những hành xử phù hợp.

Việc cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và biểu tượng về bản thân cho trẻ góp phần giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, xác định được sở thích và những khả năng của bản thân đây chính là cơ sở cho việc tự đánh giá bản thân một cách đúng đắn và hợp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)