So sánh thực trạng kỹ năng tự nhậnthức bản thâncủa trẻ –6 tuổi giữa trẻ nam và trẻ nữ

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 54 - 71)

H Đ học tập Đ vui chơ

2.4.3. So sánh thực trạng kỹ năng tự nhậnthức bản thâncủa trẻ –6 tuổi giữa trẻ nam và trẻ nữ

nam và trẻ nữ

Qua nghiên cứu 4 nội dung thực hiện của bải tập khảo sát có thể nhận thấy sự hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân ở 4 nội dung này giữa trẻ nam và trẻ nữ là không giống nhau. Kết quả được biểu hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: So sánh thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi giữa trẻ nam và trẻ nữ

Mức độ Giới tính Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL % SL % SL % Nam 11 19,3 26 45,6 20 35,1 Nữ 6 10,1 34 58,7 18 31,1

Biểu đồ 2.5: So sánh khả năng tự nhận thức bản thâncủa trẻ 5 -6 tuổi giữa trẻ nam và trẻ nữ

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

Mức độ cao của 4 nội dung thực nghiệm của trẻ nam là 11 trẻ chiếm 19,3%, ở trẻ nữ là 6 trẻ chiếm 10,1 %. Mức độ trung bình ở trẻ nam là 26 trẻ chiếm 45,6%, ở trẻ nữ là 34 chiếm 58,7%. Mức độ thấp ở trẻ nam là 20 chiếm 35,1%, ở trẻ nữ là 18 chiếm 31,1%.

Như vậy có thể thấy, kỹ năng tự nhận thức bản thân ở trẻ có sự khác biệt về giới tính.Kết quả nhận thức ở mức độ cao ở trẻ nữ thấp hơn so với trẻ nam.

Nhìn biểu đồ, ta thấy rõ được sự chênh lệch giữa trẻ nam và trẻ nữ.Tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều ở mức độ trung bình và mức độ thấp còn mức độ cao chênh lệch khá lớn. Lý do của sự chênh lệch này có thể do kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ nữ chưa rõ ràng, khi thực hiện các bài tập khảo sát nhiều trẻ còn vội vàng, hấp tấp thực hiện không đúng yêu cầu mà bài tập khảo sát đưa ra.Ở nội dung bài tập khảo sát tỷ lệ trẻ nam đạt kết quả cao nhiều hơn ở trẻ nữ, ở mức độ trung bình và mức độ thấp thì giữa trẻ nam và trẻ nữ không chênh lệch nhiều.

2.4.4.Thực trạng biểu hiện kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5- 6 tuổi theo từng lĩnh vực cụ thể

2.4.4.1. Tự nhận thức về vị thế của bản thân

Nội dung này chúng tôi tiến hành qua bài tập khảo sát là hai trò chơi nhằm giáo dục kỹ năng tự nhận thức về vị thế của bản thân của trẻ, kết quả nhận thức về vị thế bản thân của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi được thể hiện qua bảng dưới đây:

0 10 20 30 40 50 60 Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp Nam Nữ % Mức độ

Bảng 2.9: Nhận thức về vị thế của bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi

TT Nội dung Phù hợp Không phù hợp

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tên gọi của trẻ Tên đầy đủ của trẻ Giới tính của trẻ Tuổi

Tên bố

Tên đầy đủ của bé Tên mẹ

Tên đầy đủ của mẹ Số anh, chị, em ruột Học lớp nào Học trường nào Địa chỉ gia đình 115 49 115 104 114 27 115 18 115 110 106 31 100 42,6 100 90,4 99,1 23,5 100 15,7 100 95,7 92,2 27,0 66 11 1 88 97 5 9 84 57,4 9,6 0,9 76,5 84,3 4,3 7,8 73,0 Qua bảng số liệu ta thấy, hầu hết khi chúng tôi hỏi tên gọi của trẻ thì 100% trẻ đều trả lời đúng nhưng đến khi chúng tôi tiếp tục khảo sát tên đầy đủ của trẻ thì số trẻ trả lời đúng dưới mức trung bình, đặc biệt là rất ít trẻ biết được tên đầy đủ của bố, mẹ và địa chỉ gia đình mình ở đâu.

Trẻ còn biết phải có những hành động phù hợp với giới của mình (“cháu là con trai, nên không bắt nạt bạn gái” Quang Dũng).Hiểu biết về giới tính của trẻ cũng được thể hiện ngay cả trong ý muốn đồng nhất với giới tính của trẻ. Khi hỏi trẻ: “Con thích giống ai?”). Có trẻ trả lời: “Cháu là con trai, cháu thích giống bố” (Phan Thanh Tân). “Cháu là con gái, cháu thích giống mẹ” (Đỗ Thu Thủy). Đa số trẻ biết tuổi của mình, chỉ có một số ít cháu (có 11/115 – 9,6%) không biết tuổi, hoặc nói không đúng tuổi của mình. Những trẻ biết hoặc chưa tổ chức sinh nhật bao giờ (“Mẹ con không nói cho con biết” – Hồng Nhung). Trẻ biết tên bố, mẹ mình, nhưng khi hỏi tên bố, mẹ đa số trẻ thường không biết đầy đủ họ tên của bố, họ tên của mẹ mình (88/115 – 76,5% không biết họ tên của bố; 97/115 – 84,3% không biết họ tên của mẹ). Theo chúng tôi, con số này là bình thường, vì nó phản ánh đúng phong tục của người Việt Nam: trong giao tiếp, trong đời sống hàng ngày, người ta không gọi họ của nhau.Có một trường hợp duy

nhất là trẻ không biết tên của bố mình (Trung Hiếu). Qua tìm hiểu chúng tôi được biết rằng bố của cháu Hiếu bị mắc bệnh tâm thần, gia đình đã cách ly ông ở nơi khác, hầu như không bao giờ nhắc đến tên ông cho cháu biết. (Bảng 2.9)

- Trẻ biết được vị trí của mình trong gia đình (có anh, có em hoặc chị), 100% trẻ trả lời đúng câu hỏi: “Con có anh (chị) em không?” Hoặc “Bố, mẹ con có mấy con?” Đa số trẻ không trả lời được câu hỏi “Nhà con có mấy anh (chị) em ruột?”Theo chúng tôi đó là hạn chế trong vốn từ của trẻ.Trẻ chưa hiểu từ “ruột”, chưa phân biệt được “anh, chị, em ruột” với “anh, chị, em họ” (chứ không phải trẻ có khó khăn trong sự nhận thức bản thân). Do vậy, nếu được hướng dẫn, giải thích thì trẻ sẽ nhanh chóng trả lời được câu hỏi này. Trẻ hiểu được thái độ của mọi người trong gia đình đối với trẻ.(Bố, mẹ rất yêu con. Mẹ con nuôi con, còn bố thì bố không nuôi con, bố ở nơi khác – Khánh Ly. Bố con toàn đánh. Nhà con toàn con gái – Bích Ngọc). (Bảng 2.9)

Trẻ biết mình học lớp nào, trường nào (cả ở tổ nào). Số trẻ không biết mình học lớp nào, trường nào là rất ít (9/115 – 7,8%). Những trẻ này đều là những trẻ mới đi mẫu giáo không lâu và mới chuyển tự lớp khác đến.

Những hiểu biết, nhận thức về vị thế bản thân của trẻ (cái tôi xã hội) của trẻ còn được thể hiện qua tranh vẽ.Trẻ vẽ mình là trai hay gái, mà còn thể hiện nguyện vọng của mình. (“Tại sao con vẽ con cao lớn hơn bạn bên cạnh? Con thích lớn để còn đi học lớp 1”, “Con vẽ những ai đấy? Con vẽ con, vẽ em của con. Con thích có em bé để đi chơi cùng với con (Đạt chưa có em) – Quang Đạt). Con vẽ con với bố của con và mẹ của con. Bố dắt con đi chơi công viên đấy – Mạnh Tùng).

Những hiểu biết về vị thế của bản thân của trẻ còn thể hiện qua các hình thức khác, như trong khi chơi trò chơi. (Một tốp trẻ chơi trò chơi “Gia đình” có một trẻ trai (Huy Hoàng) làm bố, Hương Ly (con gái) nhận là mẹ, Một trẻ bé hơn hai trẻ kia (Hương) nhận làm con…).

Tuy vậy, trẻ còn có hạn chế nhất định trong việc biết chính xác nơi ở của mình. Qua trò chuyện với trẻ, chúng tôi nhận thấy có tới 84/115 trẻ (73% số trẻ), không biết địa chỉ nơi ở của mình. Khi được hỏi, trẻ trả lời hoặc chỉ có số nhà, hoặc ở gần chỗ nào, hoặc chỉ đường tới nhà trẻ.Điều này chứng tỏ cô giáo và gia đình chưa quan tâm và cung cấp thông tin cho trẻ.

5 - 6 tuổi đã có những hiểu biết nhất định về vị thế của bản thân. Những hiểu biết đó của trẻ do người lớn (ông, bà, bố, mẹ, cô giáo…) cung cấp. Từ những hiểu biết đó của trẻ đã có những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không những biết được mình là ai, mà còn dễ dàng xác định được vị thế của mình trong không gian thế giới đồ vật và con người. Trẻ phân biệt đúng tay phải, tay trái của mình (106/115 – 92,2% trẻ chỉ đúng). Số chỉ sai là do trẻ có thói quen sử dụng tay trái trong sinh hoạt hàng ngày và trong mọi hoạt động khác (cầm thìa, cầm bút, cầm đồ chơi…).

Song, với câu hỏi nhằm xác định tay phải của người ngồi đối diện mình thì có tới 67,3% số trẻ (74/115) cầm lấy tay trái của cô giáo ngồi đối diện với mình. Điều này chứng tỏ trẻ chưa định hướng được vị trí tương đối của các vật trong không gian đối với bản thân mình. Mặc dù vậy số trẻ xác định đúng đã đạt được 35,7% (41/115). Như vậy, nếu được hướng dẫn trẻ sẽ phân biệt được chính xác được vị trí của các vật trong không gian so với vị trí của bản thân trẻ. (Bảng 2.9)

Mức độ nhận thức của trẻ về vị thế củ bản thân được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.10: Mức độ KN tự nhận thức về vị thế của bản thân ở trẻ 5 - 6 tuổi Số lượng trẻ

Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp

SL % SL % SL %

115 16 14 54 46,9 45 39,1

Biểu đồ 2.6: Mức độ KNTNT về vị thế của bản thân của trẻ 5-6 tuổi

0 10 20 30 40 50 Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp % Mức độ

Nhìn qua bảng số liệu (bảng 2.10) ta thấy, số trẻ đạt ở mức độ cao trong nội dung này là 16 trẻ chiếm 14 % tổng số trẻ. Có 54 trẻ trong nội dung này đạt được ở mức độ trung bình, chiếm 46,9% tổng số trẻ. Số trẻ đạt được ở mức độ thấp trong nội dung này chiếm 39,1% tổng số trẻ và là 45 cháu.

Qua đây ta thấy, số trẻ đạt được ở mức độ cao là ít nhất, sau đó đến trẻ đạt được ở mức độ thấp là thấp hơn và cuối cùng là trẻ đtj ở mức độ trung bình là cao nhất.Số trẻ đạt mức độ cao là 16 trẻ.Đây là những trẻ có tổng số điểm đạt 16 đến 20 điểm. Trong thực nghiệm của nội dung này, những trẻ đạt được ở mức độ cao chứng tỏ nhận thức về vị thế của bản thân của trẻ là rất tốt và chính xác. Đa phần những trẻ đạt mức độ cao trong nội dung này đều là những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, tự tin, khả năng gia tiếp và ứng xử tốt, đặc biệt trẻ thể hiện sự hiểu biết về vị thế của bản thân là rất chính xác, chắc chắn.

Trẻ có sự hiểu biết về vị thế của bản thân ở mức độ trung bình chỉ còn chưa chính xác.Có thể trẻ trả lời những câu hỏi tốt nhưng khi tham gia thực nghiệm thì trẻ còn chưa tốt, còn lung túng và có sự nhầm lẫn trong cách xưng hô.

Ví dụ như các cháu: Trung Hiếu, Khánh Ly, Bích Ngọc…Trẻ có hiểu biết về vị thế của bản thân ở mức độ thấp là 45 trẻ chiếm 39,1%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao trong ba mức độ. Những trẻ đạt mức độ thấp ở nội dung bài tập khảo sát này là những trẻ chỉ đạt được mức độ thấp ở cả hai trò chơi hoặc đạt mức trung bình cận dưới ở một trò chơi và mức độ thấp ở một trò chơi. Những trẻ đó phần lớn là thụ động, ít tham gia các hoạt động trong lớp một cách tự nguyện và cả những trẻ chậm phát triển, khả năng hóa nhập là rất kém.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có những hiểu biết nhất định về vị thế của bản thân (hay về cái tôi của xã hội).Toàn bộ 115 trẻ nghiên cứu đều biết được tên của mình và nói đến tên của mình với tư cách là ở ngôi thứ nhất.Tên gọi đối với trẻ có một ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với trẻ. Ví dụ: Có những trẻ khi được hỏi “con có dũng cảm không?” thì trẻ trả lời “con tên là Dũng thì con phải dũng cảm chứ”. Tuy vậy, do cách gọi tên của người Việt Nam (cô giáo, bố mẹ, bạn bè...) thường chỉ gọi tên hoặc tên đệm nên số trẻ biết cả họ tên của mình không nhiều. Chỉ có 49/115 trẻ nói được cả họ và tên của mình (42,6%). Có 100% trẻ biết giới tính của mình.Không những thế trẻ còn biết con trai và con gái có những đặc điểm riêng của mỗi giới về hình thức bên ngoài. Cụ thể là đầu tóc (ví dụ cháu nói: “Cháu là con

trai thì phải cắt tóc ngắn), ăn mặc cho phù hợp với giới tính của mình.Trong tranh vẽ về bản thân 100% số trẻ thể hiện hình thức đúng với giới tính của mình. Trẻ trai vẽ tóc ngắn, mặc quần áo một màu, trẻ gái vẽ tóc dài, bím hai bên, mặc váy, áo hoa, cài nơ, tô môi đỏ.

Nhìn chung thực trạng về hiểu biết về vị thế của bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tương đối tốt do những hiểu biết đó được hình thành từ chính bản thân trẻ và một phần là do người lớn cung cấp (phụ huynh của trẻ và cô giáo).

2.4.4.2. Tự nhận thức về hình dáng bên ngoài của bản thân

Tiến hành điều tra chúng tôi thu được kết quả về khả năng tự nhận thức về hình dáng bên ngoài của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.11: Thực trạng nhận thức về hình dáng bên ngoài của trẻ 5-6 tuổi TT Nội dung của

biểu tượng Phù hợp Không phù hợp Số lượng % Cao Thấp Số lượng % Số lượng % 1 2 3 4 5 6 Hình thức chung Tóc Da Giống ai Thích giống ai Quần áo 83 102 67 74 83 115 72,2 97,4 58,3 64,4 72,2 100 20 03 36 41 32 17,4 2,6 31,3 35,7 27,8 12 12 10,4 10,4

Qua kết quả nghiên cứu (bảng 2.11) chúng tôi nhận thấy rằng khả năng nhận biết về hình dáng của bản thân ở trẻ là khác nhau. Khi được hỏi về hình thức nói chung “Con có xinh không?”. Tất cả 115 trẻ đã đưa ra nhận xét về hình thức chung của mình. Trẻ có thể biết mình xinh, không xinh hay bình thường. Có tới 83/115 trẻ (72,2% trẻ có biểu tượng về hình thức chung của mình phù hợp với đánh giá của cô giáo.

Hầu hết trẻ biết mình tóc dài hay ngắn (112/115 – 97,4%). Song chỉ có 67/115 - 58,3% trẻ biết da mình trắng hay đen hay bình thường. Điều này cũng dễ dàng lý giải, bởi vì tóc trẻ dễ bị phân biệt dài hay ngắn, da trẻ khó phân biệt và không rõ ràng để trẻ căn cứ vào đó.

Số trẻ có được những biểu tượng đó qua việc do trẻ tự quan sát: soi gương, nhìn tay, chân, xem ảnh không nhiều 53/115 – 46,1%. Những trẻ khác biết là do nhắc lại lời

nói của người lớn (bố, mẹ, cô giáo nói cho trẻ biết). Một số ít không biết lý do vì sao lại trả lời như vậy (30/115 – 26,1%).

Khi hỏi trẻ giống bố hay giống mẹ, một điều ngạc nhiên là có tới 74/115 – 64,3% trẻ có đánh giá phù hợp với đánh giá của cô giáo. Nhưng giống bố hay mẹ ở điểm nào thì phần lớn trẻ lúng túng không trả lời được (24 trẻ không trả lời được) số còn lại thì đưa ra những đặc điểm ít đặc trưng (chân, tay, má. Mẹ ốm con cũng ốm…). Theo tôi, trẻ có thể trả lời được mình giống ai là do những người xung quanh thường đưa ra những nhận xét là trẻ giống bố hay giống mẹ một cách chung chung khiến trẻ nhắc lại lời nhận xét đó. Trong số trẻ có hai trẻ không trả lời là giống bố hay mẹ mà là giống ông (Văn Tuấn – Trường Giang). Chúng tôi tìm hiểu tại sao và được biết: Văn Tuấn được ông rất yêu thương thường được ông đưa đón đi học và chơi cùng cháu, Trường Giang cũng được ông rất chiều và ông cháu mới mất. Cháu nói “Con rất yêu ông và thương ông con nhiều lắm”.

Khi đối chiếu biểu tượng của trẻ về sự “giống ai” và ý muốn “thích giống ai” chúng tôi thấy hai kết quả này có sự không trùng hợp (32/115 trẻ - 27,8% câu trả lời không trùng hợp).

Sự không trùng hợp giữa câu trả lời các câu hỏi “Con giống ai? và “Con thích giống ai?” chứng tỏ trẻ đã có những hiểu biết đúng về biểu tượng hình dạng bên ngoài của mình (có trẻ khi được hỏi, trả lời: “Con thích giống mẹ nhưng con không thích da mẹ đen đâu - Thu Hà).

Qua nghiên cứu các nhận thức của trẻ về biểu tượng bên ngoài của bản thân, chúng tôi nhận thấy rằng một đặc điểm là những biểu tượng dễ nhận biết và có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng (tóc, quần áo sạch đẹp, gọn gàng...) thì tỷ lệ phù hợp đạt rất cao

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)