H Đ học tập Đ vui chơ
2.6.1. Biện pháp 1: Củng cố tri thức của trẻ về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể con người, bản thân trẻ
bộ phận cơ thể con người, bản thân trẻ
* Mục đích
Cung cấp, bổ sung và làm chính xác tri thức cho trẻ về: tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận của cơ thể con người, của động vật và từ đó, có biểu tượng đúng về bản thân mình.
* Ý nghĩa
Trẻ 5 - 6 tuổi có nhu cầu tìm hiểu sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của con người trong xã hội. Quá trình này không những giúp trẻ có biểu tượng về thế giới xung quanh ngày càng đầy đủ mà còn là cơ sở để hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân mình, bởi vì tri thức về người khác, động vật sẽ được trẻ nhận biết như là “mẫu” để qua nó mà nhận thức về chính mình (đặc điểm cơ thể mình). Trước hết, trẻ nhận biết về: Tên gọi, các bộ phận, các giác quan của cơ thể người và của các con vật gần gũi, quen thuộc với trẻ, sau đó trẻ sẽ sử dụng những hiểu biết đó nhận biết về chính bản thân mình.
Để củng cố tri thức của trẻ về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể của con người nói chung, bản thân trẻ và động vật, có thể tổ chức các hoạt động: học tập, vui chơi, hoạt động ngoài trời, lao động… thông qua các chủ đề “Động vật”, chủ đề “Bản thân”.
Chúng tôi tiến hành các chủ đề trên dưới nhiều hình thức khác nhau: Thông qua tiết học, hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời… Cho trẻ được quan sát trực tiếp, hoặc sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, đồ vật, đồ chơi… trẻ được hoạt động với đối tượng; Tham gia vào đàm thoại, được thể hiện sự hiểu biết của chúng; Trẻ được hoạt động thực hành: vẽ, nặn, cắt dán…
* Tổ chức cho trẻ quan sát
Các cơ quan cảm giác như thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác là những phương tiện để não thu nhận thông tin và giúp chúng ta mô tả một sự vật, hiện tượng nào đó. Khi trẻ sử dụng các giác quan của mìntgh trong các hoạt động khám phá trực tiếp, thì nó cũng làm quen với kỹ năng mà các nhà khoa học dùng để tìm hiểu về thế giới.
Để giúp trẻ củng cố tri thức về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phân cơ thể của con người, của bản thân trẻ và động vật, trước hết giáo viên cần tổ chức cho trẻ được quan sát những đối tượng gần gũi với trẻ như: những người xung quanh, bạn cùng nhóm, cùng lớp, các con vật, sau đó cho trẻ được quan sát chính bản thân trẻ qua gương, qua tranh ảnh.
Thông qua hoạt động quan sát, trẻ sẽ tự nhận biết được về bản thân mình: Tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận của cơ thể, ý nghĩa và mối liên hệ của chung với nhau, với bản thân trẻ. Khi cho trẻ quan sát, giáo viên cần hướng trẻ tới những vấn đề chính: yêu cầu trẻ chỉ vào các bộ phận cơ thể trong tranh, nói tên tương ứng; ý nghĩa, cách sử dụng; tác dụng của chúng. Nếu trẻ không thưc hiện được, giáo viên có thể “hỗ trợ” bằng cách gợi ý, hoặc có thể sử dụng các dạng bài tập đơn giản: “Hãy nhắm mắt lại”, “Hãy cho xem lưỡi”, “Hãy dấu mũi đi cho đỡ lạnh”, “Hãy cho xem các ngón tay”… nhằm hướng sự chú ý của trẻ lên các giác quan, các bộ phận cơ thể và củng cố các kiến thức tương ứng. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi hay gợi ý như: “Cho cô biết con nhìn thấy những gì?”, “Con thử tả cho các bạn xem nó như thế nào?”, “Theo con, nó được dùng để làm gi?”, “Nếu thiếu nó, con sẽ cảm thấy như thế nào?”…
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào quá trình đàm thoại, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện và bày tỏ sự hiểu biết của mình về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể của con người, bản thân trẻ và động vật… bằng cách đặt câu hỏi một cách tuần tự trong quá trình quan sát và sau khi quan sát.
Trình tự các câu hỏi theo nội dung thông tin cần khai thác. Để củng cố tri thức của trẻ về tên gọi, vị trí các giác quan, các bộ phận cơ thể… giáo viên cần xây dựng câu hỏi theo trình tự sau đây:
+ Câu hỏi nhận biết đối tượng (“Các con hãy nhìn xem xung quanh các con có những ai?”, “Các bạn xung quanh con giống nhau ở điểm gì?”, “Các con nhìn thấy gì trong bức tranh?”, “Bạn trong ảnh là ai?”, “Tại sao con lại nghĩ như vây?”…)
+ Câu hỏi so sánh bản thân với những người xung quanh (Cho trẻ soi gương, xem ảnh của chính bản thân trẻ và yêu cầu trẻ so sánh, nhận xét xem bản thân trẻ có đặc điểm gì giống và khác các bạn…)
+ Câu hỏi xác định vị trí của các giác quan, bộ phận cơ thể.
Khi tổ chức cho trẻ đàm thoại, giáo viên cần tạo ra các tình huống có vấn đề, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội huy động tới mức tối đa những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của mình vào việc giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra.
Với tư cách là người điều khiển đàm thoại của trẻ, giáo viên phải biết sử dụng các câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ, tuỳ theo diễn biến của quá trình đàm thoại, giúp trẻ tích cực trong việc củng cố tri thức của mình về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể của con người, bản thân trẻ và động vật. Đồng thời, phải duy trì hứng thú của trẻ trong suốt quá trình đàm thoại.
* Tổ chức cho trẻ thực hành
Sau khi trẻ được quan sát và tham gia quá trình đàm thoại, để củng cố và khắc sâu kiến thức của trẻ vừa lĩnh hội được, giáo viên cần tổ chức cho trẻ được hoạt động thực hành: Vẽ, nặn, xé dán…(về những người thân xung quanh: cô giáo, bạn cùng nhóm lớp, về những con vật gần gũi, thân thuộc với trẻ và chính bản thân trẻ.
Cho trẻ tự trình bày và nhận xét “sản phẩm “ của mình, căn cứ vào nội dung, yêu cầu cụ thể và khuyến khích trẻ đưa ra những nhận xét, đánh giá “sản phẩm” và ý kiến của các bạn trong lớp. Giáo viên hướng trẻ tới việc đánh giá đúng. Giáo viên tổng
hợp ý kiến đánh giá của trẻ, đưa ra nhận xét chung và đánh giá đúng đắn nhất, tạo sự tự tin và tâm thế cho trẻ trong các hoạt động tiếp theo.
* Điều kiện sử dụng
- Các hoạt động giáo viên lựa chọn tổ chức cho trẻ phải có nội dung nhằm hình thành ở trẻ khả năng tự nhận thức về bản thân, vừa sức đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
- Giáo viên phải linh hoạt, chủ động xử lý các tình huống trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho trẻ.
- Xây dựng được hệ thống câu hỏi hướng trẻ vào việc lĩnh hội những biểu tượng đúng đắn về các bộ phận, giác quan trên cơ thể trẻ nói riêng và khả năng tự nhận thức về bản thân trẻ nói chung.
- Trẻ phải thực sự thích thú tham gia các hoạt động nhận thức nhằm củng cố được tri thức của trẻ về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phân cơ thể, của con người, bản thân và động vật.
- Giáo viên phải công bằng khi nhận xét, đánh giá trẻ sau các hoạt động, tạo được tâm thế cho trẻ trong các hoạt động tiếp theo.
Ví dụ: Chủ đề “Cơ thể của bé”. - Mục đích
` Giúp trẻ biết, hiểu và củng cố cho trẻ về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể của con người nói chung và của bản thân trẻ.
- Chuẩn bị
Gương, tranh ảnh (ảnh chup của trẻ, tranh vẽ bé trai, bé gáI đang có các cử chỉ hành động khác nhau…), giấy A4, bút chì, bút màu, tranh cắt dời, giấy rôki, hồ dán…
- Cách tiến hành
- Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ bước vào hoạt động quan sát.
* Tổ chức cho trẻ quan sát
+ Yêu cầu: Trẻ quan sát và nhận biết được tên gọi, vị trí của các bộ phận, các giác quan trên cơ thể con người, bản thân trẻ thông qua các hình thức, phương tiện khác nhau.
- Giáo viên cho từng trẻ quan sát các bạn cùng nhóm, lớp.
- Cho trẻ quan sát bức tranh to vẽ về bé trai, bé gái (giúp trẻ nhận biết được những bộ phận, giác quan trên cơ thể và những đặc điểm riêng theo giới tính: đầu
tóc, quần áo…). Yêu cầu trẻ vừa quan sát tranh, vừa so sánh với các bộ phận, giác quan trên cơ thể mình (trẻ chỉ đầu - tay đưa lên đầu; Trẻ chỉ tai- tay sờ vào tai …).
- Cho trẻ quan sát chính bản thân mình qua gương, yêu cầu trẻ tự nhận xét về bản thân ( giới thiệu tên, các bộ phận, giác quan trên cơ thể cùng vị trí các bộ phận, giác quan đó).
- Trẻ gọi tên và chỉ vào từng bộ phận, gíác quan trên cơ thể mình với số lượng tương ứng ( tôi tên là…: tôi có một cái đầu, tôi có hai cáí tai, tôi có hai con mắt…)
- Trẻ soi gương cùng bức tranh (bé trai, bé gái tương ứng), yêu cầu trẻ so sánh chính xác các bộ phận trên cơ thể trẻ với bức tranh.
- Cho trẻ quan sát những bức tranh còn thiếu các bộ phận, giác quan. Yêu cầu trẻ phát hiện xem bức tranh đó thiếu bộ phận, giác quan gì và bổ sung bằng cách dán thêm những bộ phận còn thiếu vào các bức tranh đó.
* Tổ chức cho trẻ đàm thoại
Trẻ vận dụng hiểu biết của mình trả lời được các câu hỏi của cô về tên gọi, các bộ phận, giác quan, vị trí của chúng trên cơ thể con người, động vật, và của chính bản thân trẻ theo trình tự:
- Các con hãy nhìn xem xung quanh các con có những ai? - Các bạn xung quanh con giống nhau ở điểm gì?
- Các con nhìn thấy gì trong bức tranh? - Bạn trong ảnh là ai?
- Con nhìn thấy gì trong gương?
- Tay trái của con đâu? Tay phải của con đâu? - Đầu con nằm ở vị trí nào của cơ thể?...
* Tổ chức cho trẻ thực hành
Cho trẻ vẽ về những người thân của trẻ (trẻ tự chọn đối tượng)
+ Yêu cầu: Trẻ thể hịên được sự hiểu biết của mình về các bộ phận, giác quan trên cơ thể, vị trí của chúng trên bức vẽ của mình.
-.Chia nhóm cho trẻ vẽ: Cô gợi ý mỗi nhóm sẽ vẽ một đối tượng khác nhau (nhóm vẽ về những người thân trong gia đình, nhóm vẽ về những con vật mà trẻ yêu thích, nhóm vẽ về chính bản thân trẻ…)
Cô gợi ý cho trẻ vẽ các đối tượng đó với đầy đủ các bộ phận, giác quan và vị trí của nó theo sự hiểu biết của trẻ.
- Giáo viên động viên, khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
- Cho trẻ tự kể về “ sản phẩm” của mình. Lưu ý, hướng trẻ kể về tên gọi, các bộ phận, giác quan, vị trí của chúng trên cơ thể…
- Giáo viên động viên, khuyến khích trẻ kể, sửa sai, sửa lỗi diễn đạt cho trẻ. - Yêu cầu trẻ khác nhận xét về “ sản phẩm” của trẻ, nhận xét về lời kể của trẻ, bổ sung những mà trẻ còn thiếu.
+ Giáo viên nhận xét khái quát, kết luận về những tri thức mà trẻ đã lĩnh hội được trên tiết học.