So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng tự nhậnthức bản thâncủa trẻ mẫu giáo 6 tuổi theo địa bàn thành thị và nông thôn, miền nú

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

H Đ học tập Đ vui chơ

2.4.2. So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng tự nhậnthức bản thâncủa trẻ mẫu giáo 6 tuổi theo địa bàn thành thị và nông thôn, miền nú

tuổi theo địa bàn thành thị và nông thôn, miền núi

Chúng tôi đánh giá mức độ và biểu hiện kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại 4 trường mầm non trong địa bàn tỉnh Phú Thọ trên cả 4 khu vực thành phố, thị xã, nông thôn, miền núi. Trong quá trình điều tra khảo sát thực trạng, chúng tôi cũng quan tâm và đặt ra những thắc mắc về kết quả và mức độ kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non ở những khu vực khác

nhau thì có chênh lệch. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ so sánh 2 nhóm trẻ tại 2 khu vực đặc trưng là thành thị và nông thôn, miền núi. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.7: Mức độ biểu hiện kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi theo địa bàn thành thị và nông thôn, miền núi

Tên trường Số lượng trẻ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL % SL % SL %

Trường MN Hoa Phượng và

MN Hùng Vương 57 20 35,1 24 42,1 13 22,8 Trường MN Thạch Sơn và

MN Thu Ngạc 58 17 29,3 26 44,8 15 25,9

Biểu đồ 2.4: Kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MN khu vực thành thị và nông thôn, miền núi

Nhìn vào kết quả điều tra thực trạng (bảng 2.7 và biểu đồ 2.4) ta thấy, mức độ nhận thức của hai trường ở thành thị là trường mầm non Hoa Phượng (Việt Trì) và trường mầm non Hùng Vương (Thị xã Phú Thọ) nhận thức của trẻ đạt được ở mức độ cao là 35,1% (20 cháu) cao hơn so với nhận thức của trẻ ở hai trường mầm non nông thôn, miền núi là trường mầm non Thạch sơn (Lâm Thao) và trường mầm non Thu Ngạc (Tân Sơn) có 17 cháu (29,3%). Nhưng nhận thức của trẻ đạt được ở mức độ trung

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp Mn Hoa Phượng + Mn Hùng Vương Mn Thạch Sơn + Mn Thu Ngạc % Mức độ

bình và mức độ yếu ở trường mầm non thành thị (mức độ trung bình 42,1%, mức độ thấp 22,8%) lại thấp hơn so với trường mầm non ở nông thôn, miền núi (mức độ trung bình 44,8%, mức độ thấp 25,9%). Điều này chứng tỏ kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi giữa các cùng với nhau có sự chênh lệch khác nhau.Những trẻ được sỉnh ra, lớn lên và giáo dục tại các trường ở thành thị môi trường sống tốt hơn, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Đặc biệt, phụ huynh của những trẻ ở thành thị có trình độ học vấn cao, nghề nghiệp ổn định, phần lớn là các cán bộ công chức nhà nước, họ có nhiều thời gian để quan tâm đến con cái cũng như khuyến khích, đầu tư cho con về mọi điều kiện. Ngoài ra, khu vực thành thị có nền kinh tế tốt hơn, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cũng đầy đủ, khang trang hơn, cho nên trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng này ở trẻ được phát triển cao hơn so với những trẻ được sinh ra, lớn lên và giáo dục trong môi trường ở nông thôn, miền núi. Bởi, các trẻ ở nông thôn, miền núi phần lớn sống trong các gia đình có điều kiện kinh tế không cao, bố mẹ trẻ chủ yếu làm ruộng, làm rừng, vì vậy, trình độ còn thấp, bố mẹ chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái, môi trường sống ở đây còn nhiều hạn chế cho nên trẻ hay rụt rè, nhút nhát. Điều này, đòi hỏi các cơ quan, nhà tường quan tâm hơn đối với trẻ ở những vùng nông thôn, tạo điều kiện cho trẻ có môi trường giáo dục phát triển, thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)