Kết quả chung

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)

H Đ học tập Đ vui chơ

2.4.1. Kết quả chung

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả về kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thộng qua bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi

Số lượng trẻ

Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

115 18 15,8 57 49,5 40 34,7

Biểu đồ 2.3: Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi

Nhìn vào bảng số liệu (bảng 2.6) ta thấy kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không như nhau và được thể hiện ở ba mức độ cao, mức độ trung bình, mức độ thấp. Số trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân đạt ở mức độ cao là 18 trẻ chiếm 15,8% tổng số trẻ. Số trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân đạt ở mức độ trung bình là 57 trẻ chiếm 49,5% tổng số trẻ. Số trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân đạt ở mức độ thấp là 40 trẻ chiếm 34,7%. Như vậy, kết quả trên cho thấy chủ yếu kỹ năng tự

0 10 20 30 40 50 Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp 15,8 49,5 34,7 % Mức độ

nhận thức bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi tập trung ở mức độ trung bình, có ít trẻ đạt mức độ cao. Cụ thể:

+ Tỷ lệ trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân đạt được ở mức độ cao là 15,8% (18 trẻ). Đây là một con số nhỏ thể hiện một số lượng không nhiều trẻ có sự tự nhận thức cao về bản thân. Qua tiếp xúc, quan sát thường xuyên với những trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân ở mức độ cao cũng như tìm hiểu giáo viên, phụ huynh của trẻ, chúng tôi thấy, trẻ thuộc nhóm này thường gặp là những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, rất tập trung chú ý, khả năng nhận thức tốt, thông minh hơn các bạn trong lớp. Có thể kể đến các cháu Phương Nhung, Trí Dũng, Quốc Bảo, Kim Ngân, Tiến Dũng… có bốn nội dung hoặc ba nội dung đạt mức độ cao và các nội dung còn lại đạt mức trung bình. Có 6 trong tổng số 115 trẻ đạt mức độ cao ở cả bốn nội dung.Đặc biệt,các cháu Phương Nhung, Tiến Dũng, Quốc Bảo có số điểm rất cao trong cả bốn nội dung. Theo tìm hiểu và quan sát thực tế cho thấy ba cháu này thông minh, nhanh nhẹn hơn các bạn trong lớp.

Qua nghiên cứu, quan sát, trò chuyện trực tiếp với trẻ cũng như tìm hiểu từ giáo viên, phụ huynh đối với những trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân đạt mức độ cao, chúng tôi thấy rằng, đa số các cháu đều rất nhanh nhẹn, hoạt bát và rất tự tin vào bản thân. Các cháu làm quen rất nhanh với người lạ, không tỏ ra rụt rè, ngượng ngùng mà rất tự nhiên khi giao tiếp, ứng xử.Các cháu thông minh, chủ động trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt ở nhà cũng như trong nhà trường.Đặc biệt, có những em nổi bật trong lớp.Có thể kể đến như cháu Phương Nhung. Cháu thực hiện đạt mức độ tốt ở cả 4 nội dung kiểm tra. Và ở cả 4 nội dung ấy, cháu đều đạt số điểm tuyệt đối. Phương Nhung là một bé gái, được các cô giáo nhận xét là thông minh, nhanh nhẹn nổi trội trong lớp và tỏ ra rất tự tin vào bản thân, bé có khả năng tiếp thu rất nhanh những kiến thức mới. Khi chúng tôi tiến hành kiểm tra thì cháu trả lời rất nhanh và rõ ràng, lưu loát những câu hỏi và thực hiện rất tốt các bài tập khảo sát.

Ngoài ra, còn có cháu Khánh Chi, Bảo Nam, Phương Nhung, Quốc Bảo cũng thực hiện đạt mức độ tốt ở cả 4 nội dung với số điểm cũng khá cao. Đặc biệt là Quốc Bảo - một bé trai khá hiếu động, tinh nghịch nhưng cháu luôn tỏ ra thông minh trong khi thực hiện những yêu cầu của giáo viên. Ở lớp, cháu tích cực hoạt động trong giờ học cũng như giờ vui chơi.Ngược lại, Khánh Chi hơi rụt rè, nhút nhát những khi gặp người lạ, không có gì nổi bật so với các bạn trong lớp. Nhưng khi tiến hành thực hiện bài tập khảo sát và trả lời câu hỏi của cô thì cháu làm rất đúng yêu cầu của cô giáo và

thể hiện kỹ năng tự nhận thức bản thân của mình là tốt. Ở lớp Khánh Chi được các cô giáo nhận xét là một bé gái ngoan ngoãn, chăm chỉ, chú ý làm theo yêu cầu của cô giáo. Ở nhà Khánh Chi cũng rất ngoan, luôn nhường nhịn em bé và lúc nào cũng tỏ ra là “chị”.

+ Tỷ lệ trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân ở mức độ trung bình là 59,5% (57 cháu). Chúng tôi thấy số trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân trung bình đạt tỷ lệ rất cao trong tổng số 115 trẻ được thực hiện bài tập khảo sát. Những trẻ này hiểu chưa được rõ về cơ thể của bản thân, vị thế của bản thân, khả năng của bản thân cũng như phẩm chất của bản thân. Phần lớn, đây là những trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân chưa thật tốt, biểu tượng về bản thân chưa thật chuẩn. Sau khi phân tích kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy những trẻ này đã có sự hiểu biết về cơ thể của bản thân, các khả năng của mình, vị thế của bản thân và phẩm chất của bản thân. Tuy vậy, trong quá trình tiến hành kiểm tra các nội dung nhiều trẻ còn lúng túng, nhầm lẫn khi trẻ trả lời các câu hỏi của chúng tôi, về thực hiện các yêu cầu của bài tập khảo sát còn chậm, còn chưa chính xác. Một số trẻ cũng tỏ ra nhanh nhạy trong phản ứng và thực hiện yêu cầu của chúng tôi đưa ra, tuy nhiên, mức độ chính xác và phù hợp chưa cao.

Trường hợp này có thể kể đến một số cháu như: Quý Dương, Thế Phong, Mai Thủy… (20 trẻ).Đối với những trẻ này có thể thấy rằng, hiểu biết về bản thân có sự chênh lệch. Có thể là trẻ có biểu tượng về bản thân rất tốt nhưng, khả năng về bản thân nhưng lại kém về vị thế bản thân và phẩm chất của bản thân hoặc là trẻ có biểu tượng tốt về vị thế và phẩm chất của bản thân nhưng lại kém về khả năng và biểu tượng cơ thể của bản thân. Tiêu biểu là cháu Bảo Huy, cháu có hiểu biết về bản thân đạt mức độ cao, nhận thức về khả năng của bản thân đạt mức độ cao nhưng thực hiện bài tập khảo sát về vị thế và phẩm chất của bản thân lại chỉ đạt loại thấp. Trong lớp học, cháu rất bình thường, nhận thức tốt.nhưng qua quan sát và nhận xét của cô giáo thì cháu Bảo Huy là một đứa trẻ tỏ ra thụ động, trong các hoạt động tập thể như vui chơi, học tập ít thể hiện mình. Khác với các cháu Bảo Huy, Việt Anh lại có sự nhận thức về cơ thể của bản thân cũng như cương vị xã hội tương đối, song nhận thức về khả năng và phẩm chất của cá nhân lại tỏ ra kém chỉ có hai thực nghiệm là phù hợp. Cháu Việt Anh là một cháu thông minh, nhanh nhẹn nhưng lại hay hấp tấp, do đó sự đánh giá về khả năng của bản thân còn lộn xộn, hay nhầm lẫn. Ngoài ra, còn có trường hợp cháu Minh Vũ, cháu là một đứa trẻ nhút nhát, phản xạ không tốt, ít thể hiện mình nên kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ kém (không phù hợp). Khi hỏi cháu có thể làm theo yêu cầu

của người thực nghiệm không thì cháu thường lắc đầu và trả lời “không”, cháu không tin vào khả năng của bản thân. Nhưng khi tiến hành khảo sát thì cháu lại thực hiện được, cháu chỉ có 1 trong 7 bài tập thì cháu chỉ thực hiện bài tập hiểu biết về khả năng là phù hợp. Do vậy, đối với những trẻ này cần chú ý bổ sung hoàn thiện để có được sự hiểu biết chính xác hơn về khả năng của bản thân. Bởi những trẻ này có sự nhận thức tương đối đầy đủ về bản thân.Tuy nhiên, trẻ bị hạn chế về khả năng chú ý, ghi nhớ, tập trung nên kết quả chưa cao. Tiêu biểu như cháu Chí Hòa, Phương Nhung, Bích Thủy theo đánh giá là những học sinh thông minh, cá tính. Khi yêu cầu thì trả lời rất nhanh nhưng hay mất tập trung, thường chú ý đến nơi khác.

+ Tỷ lệ trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân đạt được ở mức độ thấp là 34,7 % (40 trẻ). Đây là một con số cao thể hiện một số lượng tương đối nhiều trẻ có sự tự nhận thức kém về bản thân. Qua tiếp xúc, quan sát thường xuyên với những trẻ có kỹ năng tự nhận thức bản thân ở mức độ thấp cũng như tìm hiểu giáo viên, phụ huynh của trẻ, chúng tôi thấy, trẻ thuộc nhóm này thường gặp là những trẻ quá rụt rè, nhút nhát hoặc quá hiếu động, mất tập trung chú ý, khả năng nhận thức kém hơn các bạn trong lớp. Trong đó có cả những trẻ chậm vận động, chậm phát triển trí tuệ so với các bạn trong lớp.Đặc biệt như các cháu Kim Ngân, Tiến Dũng, Thanh Trí có số điểm rất thấp trong cả bốn nội dung. Theo tìm hiểu và quan sát thực tế cho thấy ba cháu này co sự phát triển không bình thường nên khả năng tri giác, ghi nhớ cũng chậm hơn các bạn trong lớp. Giáo viên cho biết đó là ba cháu thuộc diện trẻ chậm phát triển trí tuệ học.Các cháu đều đạt được số điểm rất thấp trong cả bốn nội dung. Tuy nhiên, các cháu cũng nhận biết được một số bộ phận trên cơ thể như đầu, mắt, bụng, chân, tay, tóc …

Như vậy, qua phân tích trên có thể nhận thấy kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non được điều tra còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, rất ít trẻ đạt được ở mức độ cao mà phần lớn tập trung ở mức dộ trung bình và thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)