Biện pháp 4: Động viên, khuyến khích trẻ tự đưa ra ý định giao tiếp, tự tìm bạn và tự thể hiện hành động của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

H Đ học tập Đ vui chơ

2.6.4. Biện pháp 4: Động viên, khuyến khích trẻ tự đưa ra ý định giao tiếp, tự tìm bạn và tự thể hiện hành động của mình.

bạn và tự thể hiện hành động của mình.

* Mục đích

Khơi gợi ở trẻ những ý định, dự định phối hợp và hợp tác với bạn bè bằng giao tiếp ngôn ngữ để giúp trẻ thể hiện mình rõ nét hơn.

* Ý nghĩa

- Rèn luyện ở trẻ kỹ năng mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp. - Thúc đẩy trẻ cố gắng hơn trong hợp tác bạn bè.

Trong quá tổ chức cho trẻ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, giáo viên nên để trẻ tự tìm cho mình bạn chơi, tìm nhóm chơi và lựa chọn các chủ đề chơi mà trẻ thích. Khuyến khích trẻ nói lên những suy nghĩ, ý kiến riêng của bản thân về chủ đề đó. Đồng thời, giáo viên cũng thường xuyên tổ chức các cuộc "thi" nói về bản thân, gia đình, tự giới thiệu về các sản phẩm của mình để giúp trẻ rèn luyện khả năng nói và diễn đạt. Giáo viên cần đưa ra những lời khen, lời tuyên dương trẻ trước các bạn khi trẻ mạnh dạn trao đổi những ý tưởng của mình với cô giáo và bạn bè; tuyên dương khi trẻ chủ động tham gia vào các nhóm bạn và khuyến khích trẻ luôn đưa ra những ý kiến hay và những ý định mới cho nhóm chơi của mình.

* Cách tiến hành

- Giáo viên tạo không khí thoải mái giúp trẻ tự tin trao đổi kinh nghiệm của mình với cô giáo và các bạn.

- Giáo viên cần dựa vào khả năng của trẻ để đưa ra những lời động viên, khuyến khích phù hợp với của trẻ.

- Cho trẻ tham gia thi theo nhóm, cá nhân để đưa ra được nhiều ý tưởng của mình, diễn đạt được ý kiến của nhóm mình cho các bạn khác hiểu và tự giới thiệu được bản thân, gia đình và các sản phẩm của mình một cách đầy đủ, rõ ràng.

- Tuyên dương những trẻ bộc lộ sở thích, ý tưởng của mình; động viên, khích lệ những trẻ còn rụt rè, có hạn chế về cách diễn đạt, giao tiếp giúp trẻ tích cực trao đổi với cô giáo và các bạn.

- Với tư cách là người điều khiển cuộc đàm thoại, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tích cực trao đổi, chia sẻ ước muốn và bộc lộ quan điểm cũng như bản thân mình một cách tự tin.

Với biện pháp động viên, khuyến khích trẻ tự đưa ra ý định giao tiếp, tự tìm bạn và tự thể hiện hành động của mình có thể được lồng ghép vào tất cả các hoạt động ở trường mà trẻ tham gia giao tiếp và được lồng ghép đan xen với các biện pháp giáo dục khác. Bởi vì, sự động viên khuyến khích của giáo viên luôn là cần thiết và nó trở thành động lực chính thúc đẩy quá trình bộc lộ bản thân của mỗi trẻ khi tham gia giao tiếp.

* Yêu cầu của biện pháp

Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi, lời gợi ý phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

Cần khen ngợi kịp thời những biểu hiện tính tích cực giao tiếp ở trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ nhút nhát, thụ động, thiếu tự tin, có hạn chế về cách diễn đạt ngôn ngữ.

Cô giáo luôn chú ý đến trẻ nhút nhát, hạn chế về giao tiếp để trẻ tự nói lên được ý tưởng của mình trong các hoạt động ở trường mầm non.

Giáo viên cần phải quan sát và kịp thời đưa ra những lời tuyên dương, động viên khi trẻ có biểu hiện tính tích cực giao tiếp trong các hoạt động.

Giáo viên phải năng động, nhanh nhẹn, thận trọng và công bằng trong việc đưa ra lời tuyên dương trẻ.

Kết luận chương 2

Kết quả khảo sát về các mức độ biểu hiện của kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi trong tổ chức hoạt động ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo lớn phần lớn có biểu hiện ở mức trung bình và thấp, đặc biệt là ở nội dung nhận thức về một số phẩm chất của trẻ vẫn còn ở mức độ thấp. Trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả trên, cụ thể kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo lớn ít được giáo viên quan tâm thể hiện ở việc số lần giáo viên tổ chức giáo dục về kỹ năng này cho trẻ còn rất ít hoặc không tổ chức được cho trẻ chơi, ngoài ra còn rất nhiều hạn chế khác như trẻ không hợp tác, khó khăn về cơ sở vật chất… Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này là giáo viên còn gặp nhiều hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp thích hợp để tổ chức giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ chưa được thể hiện ở mức độ cao.

Vì vậy, từ những kết quả điều tra thực trạng tại một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

+ Củng cố tri thức của trẻ về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể con người, bản thân trẻ;

+ Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và tự nhận thức về bản thân cho trẻ;

+ Tổ chức trò chơi mang tính chất thi đua nhằm bồi dưỡng tính tự tin ở trẻ; + Động viên, khuyến khích trẻ tự đưa ra ý định giao tiếp, tự tìm bạn và tự thể hiện hành động của mình;

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)