Thực trạng nhậnthức của giáo viên về mức độ sử dụng của các biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 45 - 46)

Qua khảo sát giáo viên tại một số trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thu được kết quả về nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng các biện pháp nhằm giáo dụckỹ năng tự nhận thức bản thân ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Kết quả được biểu hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng các biện pháp nhằm giáo dục KN TNTBT cho trẻ 5 – 6 tuổi Các biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % Sử dụng đồ dùng trực quan 15 62,5 9 37,5 0 0 Đọc, kể chuyện 12 50 10 41,7 2 8,3 Đàm thoại 16 66,7 8 33,3 0 0

Trải nghiệm bản thân 9 37,5 15 62,5 0 0

Phân tích, giảng giải 11 45,8 10 41,7 3 12,5

Tổ chức trò chơi 15 62,5 9 37,5 0 0

Việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp nào để tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sao cho có hiệu quả và hấp dẫn đối với trẻ là một trong những bước chuẩn bị quan trọng của giáo viên.Đây chính là một trong những yếu tố quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến các mức độ biểu hiện của kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ trong cuộc sống.

Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên sử dụng biện pháp “Đàm thoại” được lựa chọn ở mức độ thường xuyên nhiều nhất 66,7%. Các lựa chọn tiếp sau đó là “Sử dụng đồ dùng trực quan” và “tổ chức trò chơi” cho trẻ xếp vị trí thứ hai 62,5% và các biện pháp “trải nghiệm bản thân” (37,5%); “phân tích, giảng giải” (45,8%) có tỷ lệ chọn ở mức thường xuyên xếp ở mức độ dưới trung bình. Như vậy, nhìn chung việc lựa chọn các biện pháp để tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên không đồng đều mà có xu hướng tập trung vào một số biện pháp thế mạnh của họ.

Như vậy, có thể thấy phần lớn giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp đàm thoại; sử dụng đồ dùng trực quan; tổ chức trò chơi.Còn các biện pháp đọc, kể chuyện; trải nghiệm bản thân và biện pháp phân tích, giảng giải ít được giáo viên sử dụng hơn.

2.3.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về các hình thức được sử dụng nhằm giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)