KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

H Đ học tập Đ vui chơ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1.1. Giáo dục kỹ năng tự nhận thức về bản thân cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ cở bản của giáo dục mầm non là hình thành và rèn luyện cho trẻ những biểu tượng về bản thân cũng như những kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ. Các yêu cầu của nội dung giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua các hoạt động trong ngày. Do vậy, cần phải quan tâm đến vấn đề này cho trẻ trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi và hoạt động học của trẻ ở trên lớp mà kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ được rèn luyện, muốn có kết quả cao đòi hỏi trẻ phải nắm được các nội dung, yêu cầu của giáo viên để trả lời và thực hiện được các yêu cầu mà nội dung đưa ra một cách đầy đủ và chính xác nhất.

1.2. Qua việc khảo sát giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét như sau:

Ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân ở những lĩnh vực khác nhau: Về vị thế của bản thân (hay cái tôi trong xã hội), về hình thức bên ngoài, về các khả năng thể chất (khả năng vận động, cảm giác của cơ thể) về các khả năng, năng lực thực hành, về một số phẩm chất nhân cách của cá nhân và khả năng tự đánh giá ở một mức độ nhất định. Những kỹ năng nhận thức bản thân đã được hình thành ở trẻ chưa được ổn định, chưa bền vững, dễ bị thay đổi dưới những ảnh hưởng, đánh giá ở bên ngoài (chủ yếu là đánh giá của người lớn gần gũi với trẻ: Cha mẹ, người thân và cô giáo). Tính chất khác nhau về đánh giá của người lớn có ảnh hưởng khác nhau đến kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.Ngoài ra, kết quả thực trạng cũng cho thấy, mức độ kỹ năng nhận thức bản thân giữa trẻ nam và trẻ nữ không có sự chênh lệch đáng kể.Tuy nhiên, giữa trẻ tại khu vực thành thị lại có mức độ cao hơn so với trẻ khu vực nông thôn, miền núi.

Việc giáo kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo của giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế. Mặt khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tương đối đầy đủ song vẫn còn rất ít và hạn chế, đồ dùng chưa được phong phú và đa dạng, việc tiếp nhận công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học chưa được chú trọng dẫn đến việc nhận thức của trẻ còn gặp nhiều trở ngại.

1.3. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bao gồm: Củng cố tri thức của trẻ về tên gọi, vị trí của các giác quan, các bộ phận cơ thể con người, bản thân trẻ; Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và tự nhận thức về bản thân cho trẻ; Tổ chức trò chơi mang tính chất thi đua nhằm bồi dưỡng tính tự tin ở trẻ; Động viên, khuyến khích trẻ tự đưa ra ý định giao tiếp, tự tìm bạn và tự thể hiện hành động của mình.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)