Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 5 trong dạy học giải bài toán có lời văn (Trang 25 - 31)

1.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn của học sinh, vai trò của dạy học giải bài toán có lời văn đối với việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn của học sinh, vai trò của dạy học giải bài toán có lời văn đối với việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh tiểu học qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, dự giờ và thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò của dạy học giải bài toán có lời văn đối với việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn chuyển cho học sinh tiểu học

STT Nội dung

Nhận thức của giáo viên Rất đúng Đúng Không Đúng lắm Số giáo viên đã thực hiện

1

Giải bài toán có lời văn sinh hiểu rõ mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài toán thực tiễn. 8/10 (80%) 1/10 (10%) 1/10 (10%) 4/10 (40%) 2

Giải bài toán có lời văn giúp học sinh phát triển khả năng diễn đạt dữ kiện của bài toán thành các con số, biểu thức toán học. 9/10 (90%) 1/10 (10%) 0/10 (0%) 5/10 (50%) 3

Giải bài toán có lời văn giúp phát triển ở học sinh khả năng xem, kiểm tra sự hợp lí của các con số, biểu thức, phép toán được xác lập. 8/10 (80%) 2/10 (20%) 0/10 (0%) 4/10 (40%) 4

Giải bài toán có lời văn giúp phát triển ở học sinh khả năng xem xét sự hợp lí mà thực tiễn chấp nhận được của các dữ kiện phát sinh 7/10 (70%) 2/10 (20%) 1/10 (10%) 3/10 (30%) 5

Giải bài toán có lời văn giúp phát triển ở học sinh khả năng thiết lập các bài toán

7/10 (70%) 2/10 (20%) 1/10 (10%) 3/10 (30%)

thực.

Bảng 2: Bảng tổng hợp điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn của học sinh

STT Nội dung

Nhận thức của giáo viên Rất

đúng Đúng Không đúng lắm

1

Vận dụng toán học vào thực tiễn giúp học sinh có thói quen kết nối toán học với thực tiễn

9/10 (90%) 1/10 (10%) 2 Vận dụng toán học vào thực tiễn giúp phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề…của học sinh 7/10 (70%) 2/10 (20%) 1/10 (10%) 3 Vận dụng toán học vào thực tiễn giúp đáp ứng yêu cầu, mục tiêu học tập gắn với vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 7/10 (70%) 1/10 (10%) 1/10 (10%)

4

Vận dụng toán học vào thực tiễn giúp học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt giải quyết vấn đề khi phải xử lý các tình huống thực tiễn bằng kiến thức toán học 7/10 (70%) 3/10 (30%) 5 Trí tò mò, ham tìm tòi, khám phá các tình huống trong thực tiễn của học sinh được kích thích một cách tích cực góp phần phát triển năng lực toán học nói riêng và tích hợp được kiến thức với các môn khoa học khác 6/10 (60%) 3/10 (30%) 1/10 (10%)

Qua kết quả điều tra, chúng tôi tổng kết và thu được kết quả như sau:

- 90 % (9/10) giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng: Vận dụng toán học vào thực tiễn là rất cần thiết.

- (8/10 - 80%) giáo viên đều nhận thức được rằng dạy học giải bài toán có lời văn có vai trò to lớn đối với việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh tiểu học.

- 100 % giáo viên được khảo sát cho rằng: Giải bài toán có lời văn giúp phát triển ở học sinh khả năng xem xét sự hợp lí mà thực tiễn chấp nhận được của các dữ kiện phát sinh...Tuy nhiên, số liệu điều tra thực tế cho thấy việc thực hiện cho học sinh khả năng thiết lập các bài toán thực tiễn từ một tình huống thực tiễn nào đó…lại không cao. Mặc dù hiểu rất rõ là phát triển khả

năng vận dụng toán học vào thực tiễn là rất cần thiết, nhưng chỉ khoảng 50% số giáo viên được phỏng vấn thường xuyên bắt tay vào thực hiện những hoạt động để phát triển cho học sinh khả năng này.

1.5.2.2. Thực trạng việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh tiểu học trong dạy học giải bài toán có lời văn

Chúng tôi thực hiện khảo sát, đặc biệt tìm hiểu kĩ với các bài toán có lời văn để chúng tôi dựa vào cơ sở các giả thiết của bài toán giúp các em căn cứ để vận dụng toán học vào thực tiễn và tiến hành giải toán, điều này góp phần đánh giá cho việc điều tra được chính xác và hiệu quả hơn.

Chúng tôi nhận thấy trong quá trình dạy học giải bài toán có lời văn, giáo viên chủ yếu thực hiện những biện pháp:

Biện pháp 1: Cho học sinh học thuộc lòng quy trình giải toán mà giáo viên đưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra để áp dụng giải toán

Biện pháp này sẽ hình thành cho học sinh thói quen học một cách máy móc, học thuộc lòng theo khuôn mẫu, điều này sẽ làm cho học sinh không hiểu rõ yêu cầu cụ thể của từng bước giải và dẫn đến không biết cách giải hoặc giải sai bài toán.

Biện pháp 2: Rèn kỹ năng thực hành giải toán chủ yếu thông qua các bài

tập có sẵn trong sách giáo khoa

Cho học sinh giải các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh ứng dụng được luôn kiến thức của bài học thông qua hoạt động giải toán. Tuy nhiên chỉ cho học sinh thực hiện giải các bài toán trong chương trình sách giáo khoa thì chỉ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nội dung bài học, không kích thích được khả năng tư duy sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh

Biện pháp 3: Tạo những bài toán mới trên cơ sở chỉ thay đổi con số của dữ kiện mà vẫn giữ nguyên ngữ cảnh và yêu cầu của bài toán

Tạo những bài toán mới trên cơ sở thay đổi con số của dữ kiện mà vẫn giữa nguyên ngữ cảnh và yêu cầu bài toán cũng là một biện pháp được các giáo viên sử dụng, điều này giúp học sinh thực hành kỹ năng giải toán được

thành thạo hơn. Tuy nhiên, mặt hạn chế của biện pháp này chính là khi thay đổi cả về con số của dữ kiện bài bài toán với những ngữ cảnh và yêu cầu khác nhau, học sinh không còn nhận ra sự quen thuộc của các bài toán mà các em thực hành giải trước đó, các em sẽ lúng túng và không tìm ra được cách giải.

Với ba biện pháp mà giáo viên áp dụng trong quá trình dạy học giải bài toán có lời văn sẽ chỉ giúp học sinh thuộc được quy trình giải một bài toán là như thế nào và các em thực hành giải toán với những bài toán ở mức độ cơ bản có sẵn ở trong sách giáo khoa, việc vận dụng, phát triển vốn kiến thức mà học sinh có được để giải các bài toán thực tiễn hầu như không thực hiện, qua đó các em chỉ rèn luyện được khả năng tính toán với các con số là chủ yếu, vốn kiến thức của các em chỉ thu hẹp trong phạm vi chương trình đã quy định, việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn còn rất hạn chế. Vì vậy, các khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn của học sinh ít được rèn luyện và phát triển.

Chúng tôi đã tiến hành cho 41 học sinh lớp 5A và 41 học sinh lớp 5C thực hiện hai bài kiểm tra sau: Hai bài kiểm tra chỉ để kiểm tra kiến thức cơ bản nhưng có nội dung các bài tập được phát biểu dưới dạng bài toán có nội dung thực tiễn (đề kiểm tra trong phần phụ lục).

Bảng thống kê kết quả kiểm tra 2

Nhóm học sinh

Số học sinh

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Chưa HT HT HT tốt

SL % SL % SL %

5A 41 8 19,5 % 27 65,9 % 6 14,6 %

5C 41 10 24,4 % 26 63,4 % 5 12,2 %

Đánh giá sơ bộ bài làm của học sinh: Tỉ lệ học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một tình huống thực tiễn chưa cao, trong quá trình làm bài các em còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng và sai sót.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 5 trong dạy học giải bài toán có lời văn (Trang 25 - 31)