CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 5 trong dạy học giải bài toán có lời văn (Trang 87 - 92)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

- Một hình tròn gồm các yếu tố nào?

- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của các nhóm.

- Giáo viên nhận xét và đánh giá.

- Lớp trưởng báo cáo.

- Học sinh trả lời, lớp nghe và nhận xét bạn.

- Học sinh các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

3. Bài mới

- Giáo viên giới thiệu bài qua ví dụ: “Bạn Lan làm một chiếc bánh hình tròn bằng xốp có bán kính 2cm để tham gia chương trình sáng tạo đồ chơi từ phế thải. Sau khi tô màu, Lan muốn quấn một sợi dây ruy – băng quanh viền của chiếc bánh để trang trí nhưng không có cách nào đo được độ dài đường bao của chiếc bánh. Em hãy giúp Lan tìm ra cách để đo.

*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

ND 1: Giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn

a) Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan (rèn luyện các kĩ năng thực hành toán học gần gũi với thực tiễn).

+Cho học sinh kiểm tra chéo mảnh bìa hình tròn có r = 2cm.

- Học sinh lắng nghe, ghi bài.

- 2 Học sinh được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.

+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia mm và cm.

Gợi ý:

+ Độ dài đường tròn chính là độ dài đường bao quanh hình tròn.

+Vậy có thể làm theo gợi ý từ hình vẽ (tr97 SGK).

-Cho học sinh rút ra nhận xét.

-Độ dài đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó. Vậy chu vi hình tròn

r=2cm bằng bao nhiêu?

b) Giới thiệu công thức tính chu vi hình

tròn

+ Trong toán học người ta có thể tính được chu vi hình tròn đó (có d= 2 x 2 = 4cm) bằng áp dụng công thức:

4 x 3,14 = 12,56

-Đặt hình tròn và thước đã chuẩn bị lên bàn theo yêu cầu, kiểm tra chéo

- Học sinh thảo luận nhóm 4. Đại diện 4 học sinh nêu cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia mm và cm.

* C1: Lấy dây quấn quanh hình tròn, sau đó duỗi thẳng dây lên thước, đo đọc kết quả: 12,56cm

* C2: Học sinh đặt thước lên bàn

- Đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn đã chuẩn bị có r=2cm.

- Đặt điểm A trùng vạch số 0 trên thước có vạch chia cm và mm. - Cho hình tròn lăn một vòng trên thước đó thì thấy điểm A lăn đến ví trí điểm B trên thước. B ở giữa số 12,5cm và 12,6cm.

+ Độ dài đường tròn r = 2cm bằng độ dài đoạn thẳng AB.

+ Chu vi của hình tròn r = 2cm khoảng 12,5 đến 12,6cm.

Đường kính x 3,14 = Chu vi - Cho học sinh nêu lại quy tắc tính chu vi hình tròn.

+ Giáo viên nhận xét, KL.

ND 2: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn

Bài 1 (a, b): Tính CV hình tròn biết

đường kính .

+ Quan sát, giúp đỡ học sinh. - Cho học sinh chữa bài.

- Giáo viên nhận xét, KL.

Bài 2c: Tính CV hình tròn biết bán kính

+ Quan sát, giúp đỡ học sinh . - Cho học sinh chữa bài .

- Giáo viên nhận xét, KL.

Bài 3:Tóm tắt:

d=0,75 m C = ?m

- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm

-Một số học sinh:

+ Nêu cách tìm chu vi hình tròn: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy d nhân với 3,14.

C = d x 3,14

C: Chu vi; d: đường kính; r: bán kính của hình tròn (d = r x 2). Vậy ta có:

C = r x 2 x 3,14

+ 2 Học sinh nêu lại lại quy tắc

- 1 Học sinh đọc đề, 1nêu cách tìm chu vi hình tròn khi biết d. - Học sinh làm bài vào vở.

- 2 Học sinh chữa bài trên bảng phụ và trình bày trước lớp.

+ Nhận xét, bổ sung.

- 1 Học sinh đọc đề, 1nêu cách tìm chu vi hình tròn khi biết r. - Học sinh làm bài vào vở.

- 1 Học sinh chữa bài trên bảng phụ và trình bày trước lớp.

+ Nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc đề bài.

- 1 Học sinh tóm tắt bài toán trên bảng lớp

bài.

Bài 4: (Bài tập bổ sung)

Bác An có một bồn hoa hình tròn đường kính 2,4 m, bác muốn dựng một hàng rào trắng xung quanh cách nó 1,8 m. Tính chu vi hàng rào cần dựng?

Bài 5.

Anh Nam muốn gắn viền nhôm một chiếc bàn gỗ ép hình tròn có bán kính 40cm. Hãy tính độ dài của viền nhôm. + Nhận xét, ghi điểm.

* Hoạt động 2: Củng cố - Nhấn mạnh nội dung.

5/ Dặn dò.

- Chuẩn bị bài Luyện tập.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 2 Học sinh thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. Học sinh khác nhận xét .

- Học sinh đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở, 1 bạn lên bảng thực hiện

- Lớp nhận xét, chữa bài: Đường kính của hàng rào là: 2,4 + 1,8 + 1,8 = 6 (m)

Chu vi của hàng rào cần dựng là: 6 x 3,14 = 18,84 (m)

Đáp số: 18,84 m.

- 2 Học sinh nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính, đường kính.

Giáo án 4: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.

2. Kĩ năng

- Học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác, học sinh kiểm tra: làm 1a.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 5 trong dạy học giải bài toán có lời văn (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)