- Phương pháp dạy học theo nhóm - Phương pháp dạy học cá nhân - Kĩ thuật quan sát và phân tích
- Phương pháp sưu tầm tài liệu và xử lí thông tin - Phương pháp điều tra
- Phương pháp xử lí thông tin - Kĩ thuật giới thiệu sản phẩm
IV. Các hoạt động học tập
* Hoạt động 1:
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học ghi số cây trồng hiện có trong khuôn viên trường học của em, thực hành tính diện tích che phủ và diện tích mặt bằng trường em theo mẫu bảng sau:
Số lượng Diện tích che phủ
Cây bóng mát ...( cây) ...( m2) Cây trồng trên chậu ...( chậu)
Bồn cây bụi, cây hoa, cây lá màu ...( bồn) ...( m2) Thảm cỏ ...( ô ngăn) ...( m2) Diện tích mặt bằng trường em là:...( m2)
So với tiêu chuẩn diện tích che phủ cây bóng mát là 40% diện tích mặt bằng trường, thảm cỏ là 30% diện tích mặt bằng trường thì cây bóng mát và diện tích thảm cỏ trong trường em đã đủ chưa?
* Hoạt đông 2: Tìm hiểu vai trò của cây xanh
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và thống nhất đáp án.
* Hoạt động 3: Tác dụng của trồng cây xanh quanh trường học
Tổ chức hoạt động cá nhân: Taị sao phải trồng cây xanh xung quanh trường học lại có tác dụng chống ô nhiễm tiếng ồn
- Học sinh suy nghĩ và trả lời - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên thống nhất đáp án
* Hoạt động 4: Cơ chế làm việc của cây xanh
Tổ chức hoạt động cá nhân: Cây xanh lấy từ không khí các chất gì và thải ra không khí những chất nào
- Học sinh suy nghĩ và trả lời - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên thống nhất đáp án
* Hoạt động 5: Cách trồng và chăm sóc cây xanh
Tổ chức hoạt động cá nhân: Cây xanh có thể chia làm mấy nhóm, lấy ví dụ đại diện cho mỗi nhóm, vị trí thích hợp những nhóm cây này.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên thống nhất đáp án Trình bày vào bảng sau:
Các nhóm cây Ví dụ đại diện Vị trí trồng cây thích hợp
....
...
* Hoạt động 6: Vẽ tranh đề tài trường em
Trao đổi, giới thiệu với bạn bè về bức tranh của mình.
* Hoạt động 7: Tập làm kĩ sư nông nghiệp
- Hãy tham gia trồng và hướng dẫn mọi người trồng cây xanh trong khu vườn của trường em.
- Hãy chia sẻ những việc cần làm để chăm sóc cây trồng của mình.
Chủ đề" Nước ngọt và sự sống"
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết những kiến thức về các môn khoa học: toán học, sinh học, hoá học, công nghệ, giáo dục môi trường, địa lí, giáo dục công dân trong dạy học theo chủ đề này.
- Toán học: Học sinh biết thống kê lượng nước sử dụng và lượng nước
thải ra trong một ngày và trong một tuần của một lớp; biết tính tổng trong một tuần và trung bình lượng nước trong tuần của lớp đó.
- Sinh học: Học sinh biết vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất - Địa lí: Các nguồn nước ngọt và sự phân bố nước ngọt trên thế giới. - Giáo dục công dân: Học sinh biết sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo
vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
- Công nghệ: Học sinh biết quy trình trồng lúa nước - Hóa học: Học sinh biết tính chất vật lí của nước
- Giáo dục môi trường: Học sinh biết vấn đề nước ngọt của các quốc gia
trên thế giới
2. Kĩ năng
- Học sinh biết thống kê, tính toán; tìm, tra cứu tư liệu, thông tin
- Học sinh biết phân tích tổng hợp, tích hợp kiến thức các môn toán học, sinh học, hoá học, giáo dục môi trường, địa lí, giáo dục công dân trong việc bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Học sinh biết xử lí những tình huống trong cuộc sống có liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Học sinh có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm - Học sinh biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán học cũng như các môn sinh học, hóa học, địa lí, công nghệ, giáo dục công dân.
- Học sinh có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn nước ngọt.