1. Giáo viên
- Hình hộp chữ nhật rỗng, trong suốt, có nắp.
- Khối lập phương bằng gỗ thể tích 1cm3 hoặc hình vẽ mô tả như sách giáo khoa.
- Hình minh họa cắt từ bài 2, 3.
- Bộ đồ dùng toán 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1, Ổn định tổ chức
- Cho học sinh hát. - Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt, là những mặt nào?
+ Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước? là những kích thước nào?
+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu đỉnh?
- Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét chung.
- Giáo viên dẫn dắt, giới thiệu bài mới qua ví dụ thực tiễn:
“Trường tiểu học Hùng Vương vừa mới xây xong một cái bể nước có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước đo trong bể là: dài 4m, rộng 3m, cao 1,8m. Hỏi với số đo các kích thước như trên thì bể nước của trường Tiểu học Hùng Vương có thể tích là bao nhiêu”
- Vậy để biết được thể tích của bể nước đó là bao nhiêu, cô và cả lớp cùng nhau đi tìm lời giải qua bài học ngày hôm nay: “Thể tích hình hộp chữ nhật” - Cả lớp hát. - Học sinh trả lời: + Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, gồm 2 mặt đáy và 4 mặt xung quanh. + Hình hộp chữ nhật 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
+ Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh và 8 đỉnh.
- Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chăm chú theo dõi ví dụ
- Học sinh suy nghĩ.
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
Hình thành công thức và quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
a) Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa trang 120.
- Giáo viên lấy thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
+ Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xen-ti-met khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (tham khảo hình vẽ minh họa) + Gọi học sinh lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3.
+ Giáo viên: mỗi lớp có 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp?
+ Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp?
- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật đã cho là:
20 x 16 x 10 = 3200 (cm3). b) Quy tắc:
- Giáo viên ghi trên bảng và giải thích. 20 x 16 x 10 = 3200
- Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa trang 120.
- Học sinh quan sát và lắng nghe. - Học sinh quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ 1 lớp trong hộp (như mô hình).
- Học sinh lên đếm và trả lời.
+ Mỗi lớp gồm 16 hàng, mỗi hàng gồm 20 hình lập phương 1cm3.
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp 10 lớp.
+ Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương).
+ Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhìn cách ghi của giáo viên trả lời.
C. dài C. rộng C. cao Thể tích - Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Giáo viên chốt lại quy tắc.
+ Gọi học sinh đọc quy tắc trong sách giáo khoa trang 121.
- Giáo viên ghi lên bảng:
Gọi V là thể tích ta có: V = a x b x c (a, b, c là 3 kích thước cùng đơn vị đo).
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. a) 5 x 4 x 9 = 180 (cm3).
b) 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (cm3). c) 2 1 3 1
5 3 4 10 (dm3). - Giáo viên nhận xét, sửa bài. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. - Nhận xét vở học sinh.
Bài tập bổ sung:
Bài 2: Bác thợ xẻ bốc một khúc gỗ dài 7m, có đường kính là 0,7m thành một khối gỗ hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông có đường chéo bằng đường kính của khúc gỗ. Tính thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật đó?
Bài 3: Một gia đình xây một bể nước ngầm có dạng hình hộp chữ nhật dài 2,4m; rộng 1,3m; sâu 1,2m. Gía tiền công xây là 90000đ/m2. Tính:
- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo). - 2 – 3 học sinh đọc lại. - Ghi công thức: V = a x b x c - 2 - 3 học sinh đọc đề - Tìm thể tích hình hộp chữ nhật. - Học sinh làm vào vở.
- Học sinh lắng nghe và đổi vở kiểm tra.
- Lắng nghe, chữa bài.
- Học sinh làm bài: Bán kính của khúc gỗ đó là : 0,7 : 2 = 0,35 (m) Thể tích của khúc gỗ đó là: 0,35 x 0,35 x 3,14 x 7 = 2,6925(m3) Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật đó là: 0,7 x 0,7 : 2 x 7 = 1,715 (m3) Đáp số: 1,715 m3.
a, Tiền công xây bể
b, Bể nước chứa được bao nhiêu lít nước, biết thành bể dày 1,2dm (1dm3 = 1 lít) Hoạt động 4: Trò chơi củng cố - dặn dò. - Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? Trò chơi:
- Chia lớp thành 2 dãy A và B chơi trò chơi thi đua tính thể tích bể nước có dạng hình hộp chữ nhật đã cho ở ví dụ1. Nhóm nào tìm ra kết quả đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương. - Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và xem trước bài: “Thể tích hình lập phương”.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thi đua với nhau.
- 2 nhóm thảo luận, trình bày bài làm vào bảng nhóm. Khi tìm ra kết quả, các nhóm nhanh chóng trình bày kết quả lên bảng lớp.
Bài giải:
Thể tích bể nước trường Tiểu học Hùng Vương là: 4 x 3 x 1,8 = 21,6 (m3) Đáp số: 21,6 m3. - Học sinh nhận xét. Lớp bình bầu nhóm chiến thắng. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi nhớ.