2.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Đảm bảo bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa và phân phối chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục vào Đào tạo
Sách giáo viên và phân phối chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo là pháp lệnh của nhà nước về giáo dục. Chương trình và sách giáo khoa môn toán được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài nước theo một hệ thống nhất quán về phương diện toán học và phương diện sư phạm, chương trình sách giáo khoa đã được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Vì vậy việc khai thác nội dung sách giáo khoa và phân phối chương trình hiện hành. Các vấn đề có nội dung thực tiễn phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng, kế thừa và khai thác hết tiềm năng của chương trình và sách giáo khoa.
- Đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức chung của học sinh.
Muốn vậy, hệ thống các vấn đề có thể khai thác phải được lựa chọn cẩn thận về cả mức độ và số lượng. Nếu vấn đề khai thác quá ít và quá đơn giản sẽ không đạt được mục đích là tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng ngược lại, nếu số lượng các vấn đề khai thác quá nhiều, quá khó và quá xa lại với học sinh sẽ ảnh hưởng tới thời gian và không những không tạo được hứng thú học tập mà còn khiến học sinh chán nản. Vì vậy, giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo và sắp xếp thứ tự từ “dễ” đến “khó”, từ “gần” đến “xa” khi tiến hành khai thác nội dung thực tế trong quá trình giảng dạy.
- Đảm bảo tính mục đích, tính khả thi và tính hiệu quả của việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học.
* Tính mục đích: Mục đích của việc vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học giải bài toán có lời văn ở trường Tiểu học trước hết giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, đồng thời rèn luyện cho học sinh ý thức khả
năng vận dụng toán học, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
* Tính khả thi của biện pháp là khả năng thực hiện được, áp dụng được vào thực tế dạy học. Tính khả thi phụ thuộc vào trình độ nhận thức chung và thái độ học tập tích cực của học sinh.
* Tính hiệu quả của việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiền cho học sinh lớp 5 trong dạy học giải bài toán có lời văn trước hết là khả năng nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, sau đó là sự thành thạo của học sinh trong việc liên hệ xử lí các vấn đề nảy sinh trong học tập, trong lao động sản xuất và trong đời sống. Muốn vậy những tình huống thực tiễn phải đơn giản, gần gũi, quen thuộc với học sinh để học sinh dễ dàng tiếp cận nó bằng vốn kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân trong đời sống, trong lao động và trong sản xuất. Khi khai thác giáo viên cần phải chọn lọc những vấn đề là những tình huống bám sát sách giáo và sát với vốn kinh nghiệm vốn có của học sinh. Bởi những tính huống đó sẽ giúp tạo ra một bức tranh sinh động về bài học và hứng thú giúp học sinh có thể cảm thụ tốt nội dung bài học.