Cơ cấu diện tích cây lâu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Bảng 3 .3 Đặc điểm dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018

Bảng 3.8 Cơ cấu diện tích cây lâu năm

ĐVT: ha

Loại cây

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng diện tích 3968,81 100 4512,64 100 4957,62 100 1.Chè 1754,45 44,21 2436,48 53,99 2941,36 59,33 2.Cây ăn quả 2214,36 55,79 2076,16 46,01 2016,26 40,67

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ có diện tích trồng chè tăng nhanh. Diện tích trồng cây chè tăng từ 1754,45 ha (2016) lên 2941,36 ha (2018). Tỷ trọng diện tích trồng chè của huyện cũng tăng từ 44,21% (năm 2016) lên chiếm tới mức 59,33% 9năm 2018) tổng diện tích cây lâu năm của huyệnh.

Diện tích trồng cây ăn quả huyện giai đoạn 2016-2018 lại có chiều hướng giảm dần: Nếu năm 2016 diện tích trồng cây ăn quả của huyện là 2214,36ha thì năm 2016 diện tích này chỉ còn 2016,26ha nguyên nhân do trong thời gian qua huyện đã sử dụng một phần diện tích đất trồng cây ăn quả để xây dựng hạ tầng giao thông. Ngoài ra, một phần diện tích trồng cây ăn quả giảm do người dân đã thay đổi hình thức SX từ trồng cây ăn quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

- Tốc độ thay đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, cơ cấu cây trồng và bố trí theo mùa vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền KTNN theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Tỷ trọng giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch rút ngắn vẫn chưa được sử dụng nhiều do đó mà GTSX mạng lại không cao.

- Việc chuyển đổi cây trồng vẫn chưa tiếp cận với nhu cầu của thị trường. Chúng chỉ mang hình thức làm theo, thấy ai làm gì, trồng gì? có hiệu quả là bắt trước chứ chưa tìm hiểu thị trường.

- Quá trình chuyển dịch diện tích lúa sang các loại cây trồng khác cũng còn khá chậm và còn nhiều bất cập. Có năm thì giảm, có năm lại tăng. Nói chung là diễn biến bất thường.

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong SXNN, sản phẩm chủ yếu của ngành (thịt, trứng, sữa) có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Việc tăng trưởng của ngành chăn nuôi sẽ là tiền đề để phát triển mạnh mẽ, cân đối ngành nông nghiệp. Trước đây Việt Nam là nước thiếu hụt lương thực nên chúng ta thường chỉ biết đến tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp của hoạt động cho tăng trưởng khu vực nông nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Cách đây khoảng 10 năm, nước ta là một nước xuất khẩu lớn về gạo, cà phê, hạt tiêu... và như thế chăn nuôi ít được chú ý phát triển. Trên thực tế tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi thường cao hơn và ổn định hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt. Hiện nay nhu cầu của thị trường về các sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng cộng với hiệu quả ngành chăn nuôi cao hơn, nên xu hướng mới, ngành chăn nuôi sẽ được đầu tư phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Không đứng ngoài xu hướng trên, huyện Đồng Hỷ đang từng bước phát triển ngành chăn nuôi và đưa ngành chăn nuôi vào vị trí quan trọng trong cơ

cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế ngành chăn nuôi trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển theo quy mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình. Số lượng hàng năm nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do những loài vật nuôi này là thức ăn thông dụng thường xuyên nên giá cả thấp và không mang lại lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)