Số lượng đàn vật nuôi của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 67)

Bảng 3 .3 Đặc điểm dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018

Bảng 3.10 Số lượng đàn vật nuôi của huyện

ĐVT: Con

Loại vật

nuôi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17

1. Trâu 11650 10.136 9.114 87,00 89,92

2. Bò 1.008 1.136 1.348 112,70 118,66

3. Lợn 56.125 54.146 53.142 96,47 98,15 4. Gia cầm 623.145 655.153 741.153 105,14 113,13

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp Đồng Hỷ

Năm 2018 tổng số trâu trong huyện giảm 2.536 con so với năm 2016. Số lượng trâu giảm là do sự cơ giới hóa trong NN ngày càng tăng cao nên số lượng trâu phục vụ cho cày, kéo rất ít.

Quá trình CDCC - KTNN huyện Đồng Hỷ chủ trương tập trung vào việc phát triển một số con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Con Bò, con Trâu…. Cụ thể, đến năm 2018 tổng số bò của huyện là 1.348 con, tăng 18,66% so với năm 2017 và tăng 33,73% so với năm 2016. Nhiều giống bò lai được nuôi với quy mô khá lớn, số lượng bò thịt và bò sữa tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Các mô hình sinh hóa đàn bò luôn được huyện tập trung đầu tư và phát triển. Mô hình nuôi bò sữa của HTX Hóa Thượng, mô hình nuôn bò thịt của HTX bò mông Văn Lăng tuy mới nhưng cũng đem lại thu nhập khá cao. Vì là mô hình bò sữa đi đầu do đó cũng không thể tránh khỏi những khó khăn.

Tổng đàn lợn năm 2018 là 53.142 con giảm 2.983 con so với năm 2016. Quá trình giảm lượng đàn lợn thì tập trung vào các mô hình nuôi lợn hướng lạc, 100% giống lợn thịt trong huyện là giống lợn lai kinh tế. Do nhu cầu của thị trường về sản phẩm này ngày một giảm, yêu cầu khá khắt khe, cộng với giá thức ăn và thuốc thú y ngày 1 tăng cao, sản phẩm bán ra bị tư thương ép giá…dẫn đến mô hình nuôi lợn tại các hộ gia đình ngày 1 giảm.

Số lượng đàn gia cầm trong huyện những năm gần đây tăng dần, Năm 2016, tổng đàn gia cầm là 623.145 con, năm 2018 tăng lên 741.153 con. Trong đó số lượng đàn gà là phát triển nhanh và nhiều nhất, cụ thể năm 2018 số lượng đàn gà trong toàn huyện Đồng Hỷ tăng 18,93% so với năm 2016. Phát triển ngành chăn nuôi luôn được lãnh đạo huyện Đồng Hỷ quan tâm chỉ đạo, huyện đã đưa ra các giống gia cầm có giá trị sản phẩm kinh tế cao và hướng dẫn người dân cách thức chăm sóc và nuôi dưỡng, hướng dẫn cách phòng bệnh cho gia cầm…chính vì thế giá trị ngành chăn nuôi của huyện Đồng Hỷ tăng dần qua các năm gần đây, tốc độ tăng trung bình về số lượng con là 9,13%, về sản lượng thịt là tăng 181 tấn. Các mô hình chăn nuôi gà thịt và gà trứng được phát triển hầu hết ở tất cả các xã, và đã đem lại thu nhập cao cho người SXNN.

3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Trong những năm gần đây ngành thủy sản huyện Đồng Hỷ đã có sự phát triển tương đối ổn định cả về sản lượng, GTSX và quy mô và cơ cấu trong tổng ngành nông, lâm, thủy sản.

Bảng 3.11 Tình hình phát triển thủy sản huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tấn Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ Cá 281 293 311 104,27 106,14 105,20 Tôm 8 8 8 100,00 100,00 100,00 Thủy sản khác 29 31 33 106,90 106,45 106,67 Tổng 318 332 352 104,40 106,02 105,20

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp Đồng Hỷ

hình thức và diện tích nuôi trồng. Ngoài diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhân dân đã chủ động chuyển đổi hoặc ứng dụng hình thức sản xuất Lúa – Cá, năm 2018 là 248,5ha; trong đó quy mô nuôi thâm canh khoảng gần 100 ha. Sản lượng khai thác, đánh bắt các loại thủy sản phát triển, từ 318 tấn năm 2016 lên 352 tấn năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 5,21%/năm.

Ngành thủy sản huyện chủ yếu phát triển các loại như: cá (trắm, chép, mè, rô phi, …), tôm và một số loại thuỷ sản khác…. Khu vực nuôi thuỷ sản tập trung chủ yếu ở các xã như Quang Sơn, Hóa Thượng, Nam Hòa và Thị trấn Sông Cầu, …Tuy nhiên, nhìn chung giá trị đem lại từ ngành thủy sản chưa tương xứng với lợi thế nhiều sông hồ của huyện.

3.2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

Huyện Đồng Hỷ đã đưa ra nhiều Chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp như: Chương trình 327, Dự án 661.., mục tiêu nhằm tăng các nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng, kết quả bước đầu cho thấy sản xuất lâm nghiệp huyện Đồng Hỷ đã đạt được một số thành quả nhất định.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đồng Hỷ năm 2016 là 24.301,81ha, trong đó rừng tự nhiên là 11.958,84 ha, chiếm 49,21% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. Còn lại là rừng trồng, với diện tích 12.342,97 ha, chiếm 50,79% tổng diện tích đất lâm nghiệp (trong đó rừng trồng nhỏ hơn 3 tuổi của huyện năm 2018l à 3.310 ha).

Giai đoạn 2016 - 2018, toàn huyện đã trồng mới được 2.790 ha, chủ yếu là các loại cây keo, bồ đề. Cụ thể là: Năm 2016, huyện trồng mới được 845ha; năm 2017, trồng rừng mới được 925ha; và đến năm 2018, toàn huyện đã trồng rừng mới tập trung được 1.020ha, thể hiện ở bảng 3.12. Ngoài ra, toàn huyện cũng trồng được 190ha cây rừng phân tán từ năm 2016 đến năm 2018.

Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Trồng rừng mới tập trung Ha 845 925 1020 Trồng cây phân tán Ha 60 62 68 Chăm sóc rừng Ha 3125 3315 3451 Gỗ tròn khai thác M3 22.152 26.314 29.156 Củi khai thác Ster 115.616 125.346 130.319 Tre, lứa, luồng khai thác 1000 cây 30 30 31

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp Đồng Hỷ

Sản phẩm khai thác từ rừng đa dạng như gỗ, tre, nứa, vầu, hóp, lá cọ, măng tươi, mộc nhĩ, nấm hương, .... Tổng số gỗ khai thác năm 2016 là 22.152 m3 , đến năm 2018 là 29.156 m3 ... thể hiện ở bảng 3.12. Sản xuất lâm nghiệp đã đạt được một số thành tích về quy mô, chất lượng rừng, trữ lượng rừng, năng suất rừng đều được nâng lên.

Nhìn chung huyện Đồng Hỷ còn tồn tại một số vấn đề cần được quan tâm, đầu tư cho phát triển các cơ sở sản xuất chế biến lâm sản có quy mô, kỹ thuật hiện đại để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hạn chế tình trạng bán nguyên liệu là chủ yếu cho các cơ sở sản xuất ngoài địa bàn huyện; phát triển dịch vụ lâm nghiệp từ hoạt động khuyến lâm, thông tin thị trường và một số dịch vụ khác để tăng giá trị ngành SX lâm nghiệp.

3.2.1.5.Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp

Dịch vụ NN có vai trò rất quan trọng đối với SXNN và sự CDCC- KTNN theo hướng SXHH. Các ngành dịch vụ NN như: Dịch vụ vốn, dịch vụ kỹ thuật vật tư cần thiết cho người dân vì chúng giúp cho người nông dân thiếu vốn có cơ hội được vay để thanh toán sau khi thu hồi hoặc mua giúp vật

lượng, giá thành thích hợp. Dịch vụ kỹ thuật vừa làm chức năng khuyến nông vừa kinh doanh giúp nông dân ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào sản xuất. Trước đây các hoạt động này do Nhà nước quản lý, đến nay chúng có thể được trao đổi trên thị trường và tư nhân cũng có thể tham gia, điều đó làm cho ngành dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, giá cả cạnh tranh góp phần tăng dần tổng giá trị SXNN.

Ở huyện Đồng Hỷ, ngành dịch vụ NN còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng GTSX ngành NN. Vì đây là hoạt động mới mẻ, chỉ chủ yếu do các HTX nông nghiệp đảm nhiệm, tư nhân chưa tham gia. Các hoạt động chủ yếu của ngành dịch vụ NN là: cho thuê đất canh tác, thủy nông, cung ứng vật tư... còn nhiều hoạt động khác vẫn chủ yếu do các cấp chính quyền liên quan cấp trên đảm nhiệm.

Trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu phát triển SXNN thì lãnh đạo huyện đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp huy động các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này, để tạo ra sự đa dạng về các hoạt động và chất lượng dịch vụ của ngành nông nghiệp. Trong thời gian tới sẽ có những chính sách hỗ trợ để phát triển tốt nhất các loại hình dịch vụ cho quá trình CDCC- KTNN của huyện. Đây là một tác động gián tiếp giúp cho CDCC - KTNN được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng.

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN theo vùng

Với đặc điểm là một huyện SXNN là chính, Đồng Hỷ được chia thành 3 vùng kinh tế có đặc điểm tự nhiên và KTXH khác biệt nhau đó là:

- Vùng I: Là khu vực các xã nằm ở vùng cao, phía bắc của huyện, có điều kiện SXNN còn gặp nhiều khó khăn, bao gồm các xã: Hòa Bình, Văn Lăng, Tân Long, Quang Sơn.

- Vùng II: Là khu vực các xã nằm ở trung tâm của huyện, bao gồm các xã: Hóa thượng, Hóa Trung, Minh Lập, Sông Cầu, Nam Hòa.

thế phát triển SXNN, bao gồm các xã: Khe Mo, Văn Hán, Trại Cau, Hợp Tiến, Tân Lợi, Cây Thị.

Để đánh giá quá trình CDCC-KTNN huyện Đồng Hỷ theo vùng, cần dựa vào việc phân tích cơ cấu giá trị SXNN của các vùng kinh tế trong huyện. Tỷ trọng giá trị SXNN của 3 vùng qua ba năm được thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13.Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của ba vùng kinh tế trong huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: %

Ngành sản xuất

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số Vùng I Vùng II Vùng III Tổng số Vùng I Vùng II Vùng III Tổng số Vùng I Vùng II Vùng III cấu GTSX ngành NN 100 22,34 37,13 40,53 100 22,75 36 41,25 100 22,85 35,39 41,76 Trồng trọt 51,44 7,12 20,14 24,18 47,08 5,48 17,42 24,18 42,5 4,36 15,21 22,93 Chăn nuôi 22,8 5,14 7,36 10,3 24,14 5,24 8,36 10,54 28,23 6,82 9,14 12,27 Thủy sản 13,33 4,84 5,64 2,85 14,24 4,82 6,02 3,4 15,96 5,08 6,72 4,16 Lâm nghiệp 6,02 4,12 0,84 1,06 7,75 6,02 0,81 0,92 6,42 5,33 0,44 0,65 Dịch vụ NN 6,41 1,12 3,15 2,14 6,79 1,19 3,39 2,21 6,89 1,26 3,88 1,75

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp Đồng Hỷ

Qua bảng 3.13 cho thấy tỷ trọng giá trị SXNN qua ba năm ở vùng III chiếm cao nhất và có chiều hướng phát triển, năm 2016 tỷ trọng chiếm 40,53%, năm 2017 chiếm 41,25%, năm 2018 chiếm 41,76%. Sở dĩ, vùng này có tỷ trọng nông nghiệp cao nhất bởi vì đây là vùng phía Nam của huyện

Đồng Hỷ, có địa hình bằng phẳng, có nhiều đầm hồ thuận lợi cho tăng trưởng tỷ trọng ngành SXNN, bao gồm cả ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Tỷ trọng GTNN ở vùng I thấp nhất: Nếu năm 2016, tỷ trọng GTSX nông nghiệp vùng I chiếm 22,34% thì đến năm 2018 tỷ trọng giá trị SXNN của vùng này là 22,85%. Vùng I là vùng cao của huyện, địa điểm cách xa trung tâm. Các nông hộ SX hàng hóa nhỏ là chủ yếu (ở đây các nông hộ sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu).

Vùng II là vùng nằm ở trung tâm của huyện, thành phần dân tộc kinh chiếm đa số do vậy khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn là xu hướng phát triển SXNN trong kinh tế hộ. Vì thế, tỷ trọng giá trị SXNN của vùng II đứng sau vùng III; và xu hướng CDCC- KTNN của vùng II là giảm dần tỷ trọng giá trị trong SXNN: Tỷ trọng giá trị SXNN năm 2016 của vùng là 37,13% và đến năm 2018 tỷ trọng giá trị SXNN của vùng chỉ còn chiếm 35,39% tổng giá trị SXNN toàn huyện.

Để đi sâu nghiên cứu sự CDCC-KTNN trong nội bộ của từng vùng, ta phải đánh giá từng lĩnh vực cụ thể trong tổng thể là ngành SXNN của vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Vùng I là vùng tập trung vào phát triển lĩnh vực lâm nghiệp. Tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp của vùng I tăng dần qua các năm (năm 2016 tỷ trọng SX lâm nghiệp chiếm 68,44% tổng GTSX lâm nghiệp cả huyện, nhưng đến năm 2018 tỷ trọng GTSX lâm nghiệp của vùng I đã lên tới 83,02% tống GTSX lâm nghiệp toàn huyện) (xem hình 3.1).

Vùng II là vùng phát triển dịch vụ mạnh nhất trong 3 vùng kinh tế của huyện. Vì thế, tỷ trọng GTSX trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp vùng II chiếm vị trí cao nhất trong 3 vùng kinh tế của huyện. Năm 2016, tỷ trọng GTSX trong dịch vụ NN của huyện ở vùng II là 49,14% và năm 2018, tỷ trọng GTSX trong dịch vụ NN của huyện ở vùng II lên tới 56,31% trong cơ

cấu GTSX trong dịch vụ nông nghiệp toàn huyện (xem hình 3.1).

Vùng III là vùng phát triển nhất về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Tỷ trọng GTSX trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi vùng III chiếm vị trí cao nhất trong 3 vùng kinh tế của huyện Đồng Hỷ. Năm 2016, tỷ trọng GTSX trong lĩnh vực trồng trọt của huyện ở vùng III là 47,01% và trong lĩnh vực chăn nuôi là 45,18%. Năm 2018, tỷ trọng GTSX trong lĩnh vực trồng trọt của huyện ở vùng III lên tới 53,95% trong cơ cấu GTSX lĩnh vực trồng trọt toàn huyện; còn tỷ trọng GTSX trong lĩnh vực chăn nuôi của huyện ở vùng III năm 2018 cũng tăng lên và đạt ở mức 43,46% trong cơ cấu giá trị chăn nuôi toàn huyện.

Hình 3.1. Cơ cấu nông nghiệp huyện Đồng Hỷ phân theo vùng kinh tế giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp Đồng Hỷ

Tóm lại, trong giai đoạn 2016-2018 xu hướng chuyển dịch KTNN ở huyện Đồng Hỷ là phát triển lâm nghiệp đối với vùng I, phát triển dịch vụ trong NN ở vùng II, phát triển trồng trọt, chăn nuôi ở vùng III. Nhưng thực tế cho thấy sự CDCC-KTNN các vùng trong 3 năm qua còn chậm. Do đó, trong giai đoạn tới huyện cần có biện pháp chỉ đạo tốt hơn để cơ cấu KTNN được

hiệu quả hơn, rõ rệt hơn, nhanh hơn góp phần nâng cao đời sống người dân và xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển về mọi mặt.

3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN theo thành phần kinh tế

Đất nước ta đã trải qua thời kỳ dài của bao cấp tập trung, nền kinh tế chỉ có hai thành phần chính đó là kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh, dẫn đến việc kinh tế phát triển trì trệ, không hiệu quả và không sử dụng hết nguồn lực trong nước.

Đến nay qua nhiều kì Đại hội của Đảng, trong nền kinh tế nước nhà đã có nhiều thành phần kinh tế được tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Chính nhân tố này đã tạo bước tiến vượt bậc giúp kinh tế phát triển nói trung và ngành nông nghiệp phát triển nói riêng.

Huyện Đồng Hỷ không có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh trong SXNN. Chủ thể sản xuất chính trong NN hiện nay vẫn là các hộ gia đình, giá trị mà thành phần này tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2018 chiếm trên 90% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp. Ngày nay thành phần kinh tế này đang phát triển độc lập, tự chủ và qui mô sản xuất ngày càng phát triển, hình thành các khu trang trại, gia trại và xuất hiện các hộ nông dân làm ăn giỏi.

Còn thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực NN chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chưa phát huy được thế mạnh của mình, và để có được thành công không phải là chuyển dễ dàng, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực NN.

Ngoài ra còn có các thành phần kinh tế khác như tư nhân, cá thể chủ yếu tập trung hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ vật tư cho sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)