Giải pháp về các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 80)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4.2.2. Giải pháp về các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp

* Giải pháp về ruộng đất:

Đất nông nghiệp đang trong tình trạng bị thu hẹp dần do tình trạng đô thị hoá. Vì vậy việc bố trí sử dụng hợp lý đất nông nghiệp một cách hợp lý là rất cần thiết trong tình trạng hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cần phải thực hiện hoàn thiện vấn đề giao đất nông nghiệp cho các nông hộ để giúp họ có thể yên tâm đầu tư sản xuất một cách hiệu quả nhất, từ đó khai thác tối đa tiềm năng đất đai tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt các biện pháp khảo sát, đầu tư để tiến hành điều chỉnh, bố trí sử dụng ruộng đất một cách hợp lý và khoa học.

* Về lao động

Phân bố lao động một cách hợp lý giữa các vùng và giữa các ngành. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để có thể sử dụng một cách hợp lý và đầy đủ lao động giữa các vùng. Đồng thời khi tiến hành phân bổ lao động cần phải kết hợp chặt chẽ giữa số lượng lao động, tính khả dụng của các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng.

Phát triển chăn nuôi cũng như các cây trồng có trình độ thâm canh, giá trị kinh tế cao từ đó đưa thu nhập trong nông nghiệp tăng lên để thu hút lao

động nông thôn vào SXNN.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nông nghiệp để nông hộ có khả năng ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sản xuất giúp thúc đẩy nhanh CDCC nông nghiệp theo hướng SXHH. Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho người lao động và các cán bộ nông nghiệp thông qua các tổ chức khuyến nông, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất giỏi. Quan tâm, xây dựng các chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân, đặc biệt là các hộ có đất bị thu hồi nhằm phục vụ mục đích phát triển địa phương, xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, cũng như các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Chính quyền địa phương đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho lao động tại nông thôn có thể dễ dàng có được việc làm tại địa phương hoặc các khu vực gần khác.

Thực hiện chính sách thu hút trí thức nhà khoa học nông nghiệp về công tác tại địa phương, ưu tiên sử dụng sinh viên chính quy mới ra trường. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ về lương, phụ cấp thưởng cho các trí thức, nhà khoa học để họ an tâm làm việc.

Thực hiện liên kết với một số cơ sở đào tạo có chuyên ngành liên quan để mở rộng cơ hội, nâng cao trách nhiệm, khuyến khích tinh thần học tập nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật của cán bộ và nhân dân.

* Về vốn

Để cơ cấu KTNN huyện có sự chuyển dịch nhanh chóng và theo hướng tích cực thì vấn đề về vốn là hết sức quan trọng. Có vốn thì chuyển dịch sẽ được tạo đà và diễn ra thuận lợi, thiếu vốn thì cơ sở hạ tầng, giống, tiến bộ khoa học khó có cơ hội vận dụng, chuyển dịch sẽ gặp khó khăn và chậm chạp. Vốn cần tập trung vào hỗ trợ hộ nông dân để sản xuất, có vốn để đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, vì vậy cần:

nguồn vốn xã hội hóa đa dạng khác để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PTKT và xã hội nông thôn.

- Khuyến khích việc xây dựng các chương trình và hình thức huy động tín dụng tại địa phương, vừa đảm bảo vẫn tuân thủ pháp luật, vừa huy động vốn nhàn rỗi của người dân.

- Thực hiện tốt các chính sách về tín dụng nông nghiệp nông thôn theo hướng ưu đãi lãi suất để các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo có cơ hội và có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vốn đầu tư vào SXNN, từ đó góp phần cải thiện đời sống. Ngoài các quy định, chính sách của nhà nước về đầu tư tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng cần linh hoạt, căn cứ điều kiện cụ thể của nông dân và đối tượng SXKD để có chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, hoàn trả lãi suất và vay vốn.

- Thời gian hoàn vốn: Đối với vay vốn phát triển cây ăn quả do thời gian sản xuất diễn ra lâu nên thời gian hoàn vốn từ 4 - 7 năm, đối với sản xuất cây hàng năm phát triển chăn nuôi thì thời hạn hoàn vốn từ 2 - 3 năm… cung cấp vốn kịp thời cho sản xuất.

- Mức lãi suất: SXNN nhìn chung có lợi nhuận không cao. Vì vậy, cần ưu tiên mức lãi suất thấp. Đối với các hộ chính sách, hộ nghèo cần hỗ trợ bằng vốn vay không lãi suất.

- Điều kiện thế chấp tín chấp hầu hết các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn không ai có đủ tài sản để thế chấp. Vì vậy điều kiện vay vốn nên vận dụng hình thức tín chấp thông qua các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội ở cơ sở như: Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…

- Đi đôi với việc thực hiện các giải pháp đã đề ra, cần tiến hành đầu tư có trọng tâm, tùy thuộc tình hình cụ thể tiến hành cơ chế ưu tiên một cách hợp lý. Điển hình như ưu tiên xây dựng các cơ sở chế biến nông - lâm thuỷ sản hoặc các vùng nguyên liệu.

* Khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cách mạng KHCN phát triển mạnh mẽ và bùng nổ như hiện nay, việc áp dụng các thành tựu KHKT vào trong quá trình sản xuất cũng như đời sống xã hội là một yêu cầu tất yếu. Các tiến bộ kỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ mới có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tăng năng cao năng suất lao động, đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phân công lao động một cách hợp lý nhất. Đây có thể coi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy quá trình CDCC KTNN. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để ứng dụng KHKT vào sản xuất có hiệu quả:

- Tập trung và ưu tiên việc ứng dụng các thành tựu KHCN mới, đặc biệt là các công nghệ sinh học nhằm tạo ra các giống cây, con mới phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên của địa phương, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hướng đến bước phát triển mới, đột phá về chất lượng sản phẩm trong SXNN.

- Tăng cường việc phổ biến tầm quan trọng của tiến bộ KHCN và tích cực tập huấn, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, tiến tới thực hiện việc chuyên môn hoá sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)