Quan điểm và phương hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm và phương hướng

Định hướng CDCC kinh tế chung của huyện là định hướng điều chỉnh cơ cấu SXNN, thời gian tới nên tập trung vào khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng. Cơ cấu sản xuất có thể điều chỉnh như sau:

- Cây công nghiệp, rau quả: Tập trung phát huy lợi thế so sánh từng vùng để xây dựng các vùng chuyên canh đa dạng các loại cây rau, hoa quả, cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến. Đặc biệt, ta cần phải tập trung đến các vấn đề về giống cây, ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ sinh học, cũng như các phương pháp canh tác tiên tiến, thực hiện cơ giới hóa sản xuất.

- Đối với công tác chăn nuôi: Tiến hành thực hiện khuyến khích việc phát triển và chuyển dịch hoạt động chăn nuôi theo hướng công nghiệp, đặc biệt là dưới hình thức chăn nuôi trang trại với quy mô diện tích thích hợp. Trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch và xây dựng các vùng chăn nuôi theo định hướng SXHH, tập trung vào các vấn đề an toàn dịch bệnh, nâng cấp các cơ sở giết mổ, cũng như chế biến các loại sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng cao, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm này không chỉ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong toàn huyện mà còn tiến tới đáp ứng thị trường tại các vùng lân cận. Đồng thời, cần tiến hành khuyến khích, cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến trong quá trình sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi đáp ứng tốt nhu cầu về chăn nuôi, thực hiện tốt công tác thú y, kiểm dịch và phòng chống các loại dịch bệnh theo như hướng dẫn của các đơn vị quản lý.

hiệu quả, đồng thời tích cực công tác trồng thêm những diện tích rừng mới trên địa bàn, nâng cao chất lượng và trữ lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ. Quy hoạch phát triển vùng rừng nguyên liệu gắn với ngành công nghiệp chế biến gỗ, đẩy mạnh trồng rừng, thực hiện đưa kỹ thuật mới vào trồng, nhất là công nghệ giống. Đây là việc làm quan trọng để cung cấp đầy đủ giống tốt cho việc trồng rừng, cũng như khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trồng rừng. Bên cạnh đó, tiến hành giao rừng cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng chăm sóc cũng như bảo vệ, tiến tới chấm dứt nạn phá rừng. Tập trung đẩy mạnh CDCC - KTNN trọng tâm là thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng nông sản đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, phát triển các loại cây trồng phù hợp…Hình thành các vùng sản xuất theo định hướng phát triển hàng hóa.

Căn cứ vào kết quả thực hiện SXNN đã đạt được và dự đoán những điều kiện, khả năng thực hiện trong thời gian tới, cần rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển ngành cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)