Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

nghiệp huyện Đồng Hỷ

3.4.1. Những kết quả tích cực đạt được

Trong những năm qua CDCC KTNN ở huyện Đồng Hỷ đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể là:

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành NN đạt khá, giá trị SXNN tăng qua các năm.

- Cơ cấu giá trị SXNN chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh. Huyện đang chỉ đạo thay đổi về cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng theo định hướng tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, giảm diện tích cây có giá trị kinh tế thấp, để tăng cường đầu ra phù hợp với nhu cầu thị trường. Đã xuất hiện một số mô hình SXHH có quy mô tương đối lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

- Năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng qua các năm, nâng cao GTSX trên một ha gieo trồng, góp phần tăng thu nhập bình quân của người dân, thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trong toàn huyện.

- Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển vững chắc, trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong SXNN huyện Đồng Hỷ.

- Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp phục vụ NN như tưới tiêu, cung ứng giống cây, con,… được chú trọng, đáp ứng nhu cầu SXNN. Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, cải tạo giống gia súc… đã được triển khai, phần nào góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả SXNN trong những năm qua.

- Kinh tế NN ở huyện Đồng Hỷ không ngừng phát triển theo định hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tăng cường việc phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế, tập trung chuyên môn hóa sản xuất. Trong chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng cao của huyện.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Tốc độ thay đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, cơ cấu cây trồng và bố trí theo mùa vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền KTNN theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Tỷ trọng giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch rút ngắn vẫn chưa được sử dụng nhiều do đó mà GTSX mang lại không cao.

- Việc chuyển đổi cây trồng vẫn chưa tiếp cận với nhu cầu của thị trường. Chúng chỉ mang hình thức làm theo, thấy ai làm gì, trồng gì? có hiệu quả là bắt trước chứ chưa tìm hiểu thị trường.

- Quá trình chuyển dịch diện tích lúa sang các loại cây trồng khác cũng còn khá chậm và còn nhiều bất cập. Có năm thì giảm, có năm lại tăng. Nói chung là diễn biến bất thường.

- Các sản phẩm NN chủ yếu sản phẩm thô, dẫn tới vào thời vụ thì ế thừa, trái vụ lại thiếu hụt, mặt khác không có khả năng cạnh tranh. Chăn nuôi là thế mạnh nhưng phát triển chưa tương xứng với qui mô, trồng trọt chưa kết hợp tận dụng sản phẩm phụ của chăn nuôi do đó còn lãng phí, không có hàng nông sản chất lượng cao phục vụ thị trường. Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn ở trình độ thấp.

- Thiếu vốn đầu tư cho quá trình SXNN, đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản. Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi phục vụ SXNN của huyện còn chưa được phát triển, nhiều công trình đã xuống cấp, chưa tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển NN đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa.

- Trình độ cán bộ quản lý, nhất là lĩnh vực KTNN nông thôn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng khi thực hiện các dự án kinh tế trọng tâm về nông nghiệp, cán bộ cơ sở chỉ thực hiện theo chỉ dẫn chứ chưa đưa ra được biện pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương, phù hợp tiềm năng, thế mạnh, vẫn tình trạng thực hiện chung, lúng túng chưa cụ thể khi lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả.

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm và phương hướng

Định hướng CDCC kinh tế chung của huyện là định hướng điều chỉnh cơ cấu SXNN, thời gian tới nên tập trung vào khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng. Cơ cấu sản xuất có thể điều chỉnh như sau:

- Cây công nghiệp, rau quả: Tập trung phát huy lợi thế so sánh từng vùng để xây dựng các vùng chuyên canh đa dạng các loại cây rau, hoa quả, cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến. Đặc biệt, ta cần phải tập trung đến các vấn đề về giống cây, ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ sinh học, cũng như các phương pháp canh tác tiên tiến, thực hiện cơ giới hóa sản xuất.

- Đối với công tác chăn nuôi: Tiến hành thực hiện khuyến khích việc phát triển và chuyển dịch hoạt động chăn nuôi theo hướng công nghiệp, đặc biệt là dưới hình thức chăn nuôi trang trại với quy mô diện tích thích hợp. Trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch và xây dựng các vùng chăn nuôi theo định hướng SXHH, tập trung vào các vấn đề an toàn dịch bệnh, nâng cấp các cơ sở giết mổ, cũng như chế biến các loại sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng cao, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm này không chỉ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong toàn huyện mà còn tiến tới đáp ứng thị trường tại các vùng lân cận. Đồng thời, cần tiến hành khuyến khích, cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến trong quá trình sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi đáp ứng tốt nhu cầu về chăn nuôi, thực hiện tốt công tác thú y, kiểm dịch và phòng chống các loại dịch bệnh theo như hướng dẫn của các đơn vị quản lý.

hiệu quả, đồng thời tích cực công tác trồng thêm những diện tích rừng mới trên địa bàn, nâng cao chất lượng và trữ lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ. Quy hoạch phát triển vùng rừng nguyên liệu gắn với ngành công nghiệp chế biến gỗ, đẩy mạnh trồng rừng, thực hiện đưa kỹ thuật mới vào trồng, nhất là công nghệ giống. Đây là việc làm quan trọng để cung cấp đầy đủ giống tốt cho việc trồng rừng, cũng như khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trồng rừng. Bên cạnh đó, tiến hành giao rừng cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng chăm sóc cũng như bảo vệ, tiến tới chấm dứt nạn phá rừng. Tập trung đẩy mạnh CDCC - KTNN trọng tâm là thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng nông sản đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, phát triển các loại cây trồng phù hợp…Hình thành các vùng sản xuất theo định hướng phát triển hàng hóa.

Căn cứ vào kết quả thực hiện SXNN đã đạt được và dự đoán những điều kiện, khả năng thực hiện trong thời gian tới, cần rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển ngành cho phù hợp với tình hình mới.

4.1.2. Mục tiêu

- Nâng cao GTSX và tổng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo định hướng SXHH. Theo đó, sản lượng SXNN ngày càng tăng là một trong những biểu hiện quan trọng cho thấy rằng việc SXNN đã bước đầu theo hướng SXHH. Đây là một tiền đề vô cùng quan trọng để nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa và sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích: Về cơ bản, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng đất đai. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng đánh giá trình độ, cũng như khả năng thâm canh của ngành nông nghiệp huyện. Mục tiêu hiện nay của các hộ nông dân là nghiên cứu và tính toán để sản xuất cái gì, cũng như cách thức sản xuất như thế nào để có thể đạt giá trị sản phẩm cao nhất

trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, sử dụng được nhiều lao động trong điều kiện đất đai có hạn. Theo đó, để có thể đạt được giá trị sản phẩm tối ưu trên mỗi đơn vị diện tích đất thực hiện canh tác, người nông dân cần phải cân nhắc, lựa chọn các giống cây trồng cho năng suất và chất lượng cao nhất, kết hợp với áp dụng chế độ canh tác hiện đại nhất, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

Trong những năm qua kinh tế hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ đạt năng suất lao động, hiệu quả sử dụng ruộng đất, hiệu quả sử dụng lao động và thu nhập nhìn chung vẫn còn thấp. Cho nên việc nâng cao sản lượng cũng như giá trị sản phẩm hàng hóa trên mỗi đơn vị diện tích là rất cần thiết. Cần phải tăng cường đầu tư giống mới, hướng dẫn kỹ thuật công nghệ mới để đưa năng suất lúa lên 45,5 tạ /ha,.. và tăng năng suất cao hơn nữa các loại cây trồng vào năm 2025.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

4.2.1. Quy hoạch sản xuất hàng hóa gắn liền với chuyên môn hóa và đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Cơ cấu SXNN tại địa bàn huyện bước đầu đã có sự chuyển dịch nhất định theo hướng SXHH. Điều này là do sự thay đổi cơ cấu cũng như phương thức sản xuất của các hộ nông dân. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao.

Do đó, trong thời gian tới, để có thể CDCC SXNN theo hướng SXHH, huyện Đồng Hỷ cần tiếp tục thực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất một cách hợp lý, đi đôi với kết hợp đa dạng hóa SXKD, khắc phục, hạn chế và loại bỏ tình trạng sản xuất một cách manh mún. Bên cạnh đó, huyện Đồng Hỷ cần tiếp tục tạo điều kiện một cách mạnh mẽ hơn nữa để tăng quy mô và tính chuyên nghiệp của các mô hình trang trại. Đây là một trong những chiến lược

quan trọng nhằm tăng cường SXNN hàng hóa.

Thực hiện việc chuyên môn hóa trong SXNN cần phải kết hợp đồng thời với việc đa dạng hóa sản xuất, cây giống, con giống thì mới có thể tăng tính chuyên nghiệp và giảm tính thời vụ trong việc tận dụng và sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất tại nông thôn.

Ngoài ra trên cơ sở quy hoạch tổng thể từng địa bàn, từng địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, triển khai các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, để khai thác những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên địa bàn huyện.

4.2.2. Giải pháp về các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp

* Giải pháp về ruộng đất:

Đất nông nghiệp đang trong tình trạng bị thu hẹp dần do tình trạng đô thị hoá. Vì vậy việc bố trí sử dụng hợp lý đất nông nghiệp một cách hợp lý là rất cần thiết trong tình trạng hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cần phải thực hiện hoàn thiện vấn đề giao đất nông nghiệp cho các nông hộ để giúp họ có thể yên tâm đầu tư sản xuất một cách hiệu quả nhất, từ đó khai thác tối đa tiềm năng đất đai tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt các biện pháp khảo sát, đầu tư để tiến hành điều chỉnh, bố trí sử dụng ruộng đất một cách hợp lý và khoa học.

* Về lao động

Phân bố lao động một cách hợp lý giữa các vùng và giữa các ngành. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để có thể sử dụng một cách hợp lý và đầy đủ lao động giữa các vùng. Đồng thời khi tiến hành phân bổ lao động cần phải kết hợp chặt chẽ giữa số lượng lao động, tính khả dụng của các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng.

Phát triển chăn nuôi cũng như các cây trồng có trình độ thâm canh, giá trị kinh tế cao từ đó đưa thu nhập trong nông nghiệp tăng lên để thu hút lao

động nông thôn vào SXNN.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nông nghiệp để nông hộ có khả năng ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sản xuất giúp thúc đẩy nhanh CDCC nông nghiệp theo hướng SXHH. Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho người lao động và các cán bộ nông nghiệp thông qua các tổ chức khuyến nông, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất giỏi. Quan tâm, xây dựng các chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân, đặc biệt là các hộ có đất bị thu hồi nhằm phục vụ mục đích phát triển địa phương, xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, cũng như các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Chính quyền địa phương đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho lao động tại nông thôn có thể dễ dàng có được việc làm tại địa phương hoặc các khu vực gần khác.

Thực hiện chính sách thu hút trí thức nhà khoa học nông nghiệp về công tác tại địa phương, ưu tiên sử dụng sinh viên chính quy mới ra trường. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ về lương, phụ cấp thưởng cho các trí thức, nhà khoa học để họ an tâm làm việc.

Thực hiện liên kết với một số cơ sở đào tạo có chuyên ngành liên quan để mở rộng cơ hội, nâng cao trách nhiệm, khuyến khích tinh thần học tập nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật của cán bộ và nhân dân.

* Về vốn

Để cơ cấu KTNN huyện có sự chuyển dịch nhanh chóng và theo hướng tích cực thì vấn đề về vốn là hết sức quan trọng. Có vốn thì chuyển dịch sẽ được tạo đà và diễn ra thuận lợi, thiếu vốn thì cơ sở hạ tầng, giống, tiến bộ khoa học khó có cơ hội vận dụng, chuyển dịch sẽ gặp khó khăn và chậm chạp. Vốn cần tập trung vào hỗ trợ hộ nông dân để sản xuất, có vốn để đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, vì vậy cần:

nguồn vốn xã hội hóa đa dạng khác để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PTKT và xã hội nông thôn.

- Khuyến khích việc xây dựng các chương trình và hình thức huy động tín dụng tại địa phương, vừa đảm bảo vẫn tuân thủ pháp luật, vừa huy động vốn nhàn rỗi của người dân.

- Thực hiện tốt các chính sách về tín dụng nông nghiệp nông thôn theo hướng ưu đãi lãi suất để các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo có cơ hội và có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vốn đầu tư vào SXNN, từ đó góp phần cải thiện đời sống. Ngoài các quy định, chính sách của nhà nước về đầu tư tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng cần linh hoạt, căn cứ điều kiện cụ thể của nông dân và đối tượng SXKD để có chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, hoàn trả lãi suất và vay vốn.

- Thời gian hoàn vốn: Đối với vay vốn phát triển cây ăn quả do thời gian sản xuất diễn ra lâu nên thời gian hoàn vốn từ 4 - 7 năm, đối với sản xuất cây hàng năm phát triển chăn nuôi thì thời hạn hoàn vốn từ 2 - 3 năm… cung cấp vốn kịp thời cho sản xuất.

- Mức lãi suất: SXNN nhìn chung có lợi nhuận không cao. Vì vậy, cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)