Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế tại địa phương

* Tổng giá trị sản xuất

Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị nền kinh tế của hiện được thể hiện qua chi tiêu:

+ Cơ cấu giá trị sản xuất:

* Cơ cấu dân số:

+ Tỷ lệ dân số theo khu vực: Đây là chỉ tiêu phản ánh mật độ dân số phân theo khu vực sinh sống.

+ Tỷ lệ dân số theo giới tính: Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng nam hoặc nữ trong tổng số dân của huyện.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Tỷ trọng GTSX: đây là chỉ số nhằm xác định kết quả của quá trình sản xuất nông nghiệp, thông qua đó chúng ta có thể xác định được xu hướng biến đổi và sự hiệu quả của việc CDCC - KTNN được đánh giá bằng chỉ tiêu:

- Cơ cấu cây trồng: Đây chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch diện tích cây trông trong ngành trồng trọt:

- Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển các con vật nuôi của huyện trong thời gian qua tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ nuôi trồng các loại thủy sản của huyện trong thời gian qua tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước.

Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên. Huyện Đồng Hỷ giáp ranh với các huyện Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, và giáp với các Tỉnh như: Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Bắc Giang.

Huyện Đồng Hỷ nằm ở tọa độ địa lý: 210 32' - 210 51' độ vĩ Bắc. 1050 46' - 1060 04 độ kinh Đông. Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có lợi thế về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông Cầu. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn, có hệ thống tưới tiêu tốt rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Huyện Đồng Hỷ nằm ngay cạnh thành phố Thái Nguyên. Trong thành phố Thái Nguyên lại có rất nhiều trường Đại học và Cao Đẳng, trung tâm hành chính của thành phố. Huyện Đồng Hỷ còn giáp ranh với huyện Phú Bình, nơi đây có khu Công Nghiệp đang pháp triển rất mạnh, đây là lợi thế rất lớn trong việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá sản xuất ra của trang trại và hộ nông dân trong huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm - địa hình

Huyện Đồng Hỷ là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình rất phức tạp và không thống nhất, địa hình trung bình cao hơn mặt nước biển là 100 mét, địa hình dốc dần, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Hoá Thượng với 20 mét. Vùng Bắc giáp với

Huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất NN ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình nhìn chung bằng phẳng, diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp, chính vì thế thích hợp với SXNN, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất NN chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng.

Địa hình huyện có nhiều đồi núi, mỗi khi mưa lớn thường xảy ra hiện tượng xói mòn và rửa trôi. Sản phẩm của sự xói mòn đó là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở khắp mọi nơi, chính vì thế đất dốc tụ thành thung lũng là loại đất trồng lúa, hoa màu chủ yếu của huyện. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang.

3.1.1.3. Khí hậu - thời tiết

Huyện Đồng Hỷ là một trong những huyện ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, do đó huyện có những đặc điểm chung của khí hậu các khu vực vùng núi cụ thể:

- Về khí hậu: Khí hậu của huyện Đồng Hỷ bao gồm 2 mùa là: Mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè khí hậu thường nóng ẩm, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 400C. Vào mùa đông khí hậu thường khô hanh, nhiệt độ thấp nhất có nơi xuống đến 60C.

- Huyện Đồng Hỷ có độ ẩm trong không khí thường rất cao, điều này thuận lợi cho việc luân canh cây trồng, chia ra nhiều vụ trong một năm, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng có thể được rút ngắn. Nhìn chung với khí hậu và thời tiết như vậy huyện Đồng Hỷ có thể tập trung phát triển ngành chăn nuôi ngành trồng trọt và ngành lâm nghiệp.

3.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai

Tổng diển tích đất huyện năm 2018 là 43.524,44 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong diện tích đất tự nhiên của huyện là

23.301,81 ha chiếm 53,54%; tiếp đến là diện tích đất nông nghiệp là 12.661,15 ha chiếm 29,09%; Diện tích đất chuyên dùng là 3.881,24 ha chiếm 8,92%; diện tích đất có mặt nước trồng thủy sản và đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ trong diện đích đất tự nhiên của huyện lần lượt là 0,44% và 2,11%. Diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ khá cao trong diện tích đất tự nhiên của huyện là 5,91%.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Đồng Hỷ năm 2018

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 12.661,15 29,09

2 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 191,79 0,44

3 Đất lâm nghiệp 23.301,81 53,54

4 Đất ở 918,27 2,11

5 Đất chuyên dùng 3.881,24 8,92

6 Đất chưa sử dụng 2.570,18 5,91

Tổng 43.524,44 100

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Hiện nay Kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ chịu sự chi phối rất lớn của tình hình PTKT hộ nông dân của huyện. Trong những năm gần đây kinh tế huyện Đồng Hỷ tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ PTKT: Mặc dù huyện Đồng Hỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2018 bình quân chung đạt 10,05%, năm 2018 đạt 11,13%.

Năm 2018, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước đạt 3.925 tỷ đồng, tăng 6,06% so với thực hiện năm 2017. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông,

lâm, thuỷ sản đạt 1.281 tỷ đồng, tăng 5,71%; công nghiệp xây dựng đạt 1.960 tỷ đồng, tăng 5,83%; dịch vụ đạt 684 tỷ đồng, tăng 7,29% so với năm 2017.Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông lâm-Thuỷ sản 32,63%; công nghiệp - xây dựng 49,42%; dịch vụ 17,44%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.522,3 tỷ đồng, đạt 146,2% dự toán tình giao và bằng 110,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 82,24 tỷ đồng đạt 119,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 1.373 tỷ đồng, đạt 113,1% Nghị quyết HĐND huyện, bằng 77,6% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người nhìn chung được cải thiện qua các năm.

Bảng 3.2. GDP bình quân giai đoạn 2016-2018

Năm Đơn vị tính Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

GDP bình quân đầu người Triệu đồng 24,22 28,24 30,64

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Đồng Hỷ

Hiện nay ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tập trung phát triển ngành trồng trọt, phát triển sản phẩm lương thực. Quá trình sản xuất sản phẩm đang được điều chỉnh dần theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Huyện Đồng Hỷ có tới 37 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề truyền thống, hiện đang được tập trung phát triển thành lợi thế của huyện Đồng Hỷ, huyện đang tập trung đầu tư xây dựng khu công nghiệp lớn, đến nay trên phạm vi cả huyện có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 530ha.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo cơ chế phát triển bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số-lao động

2018 là 89.515 chiếm 7,5% dân số toàn tỉnh ( trước chia tách là 9,2%). Mật độ dân số thấp nhất đạt 210 người/km2 (năm 2018) thấp hơn nhiều mật độ dân số toàn tỉnh là 353 người/km2 (năm 2018). Dân số phân bố không đồng đều, tập trung đông tại những nơi thuận lợi cho điều kiện sinh hoạt, sản xuất, giao thông… xã có dân số đông nhất là Hóa Thượng (839 người/km2 ); Trại Cau (602 người/km2 ); xã Văn Lăng có mật độ thấp nhất với 77 người/km2.

Bảng 3.3 Đặc điểm dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ I.Tổng dân số 120.422 85.466 89.515 70,97 104,74 87,85

1.Phân theo giới tính

Nam 59.770 43.112 45.443 72,13 105,41 88,77 Nữ 60.652 42.354 44.072 69,83 104,06 86,94 2.Phân theo khu vực

Thành thị 19.548 6.154 7.805 31,48 126,83 79,15 Nông thôn 100.85 79.312 81.710 78,65 103,02 90,83 3.Dân số trong độ tuổi

lao động 79.610 56.214 58.964 70,61 104,89 87,75

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Hỷ giai đoạn 2016-2018

Dân số huyện Đổng Hỷ sau khi chia tách năm 2017 là 85.466 người đến năm 2018 tăng lên là 89.515 người tăng 4,74% so với năm 2017. Dân sô huyện Đồng Hỷ phân theo giới tính khá đồng đều với tỷ lệ 50,76% nam và 49,24% nữ (năm 2018).

Dân số huyện Đồng Hỷ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn chiếm trên 90%dân số sau khi chia tách năm 2017. Dân số trong độ tuổi lao động trung bình chiếm trên 66% giai đoạn 2016-2018.

3.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện

- Hệ thống giao thông của huyện tương đối thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của huyện với tổng số 667 km trong đó tuyến đường quốc lộ từ huyện đến trung tâm thành phố là 47,5 km; 15/15 các xã, thị trấn có hệ thống đường bê tông nối liền đến trung tâm huyện thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng.

- Hệ thống thủy lợi của huyện: Hiện nay từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngân sách của huyện đã xây dựng nhiều công trình lớn bao gồm 40 hồ nước, 50 đập dâng, 61 trạm bộ và 140, 24 km kênh mương được xây dựng kiến cố trên toàn huyện.

- Y tế và giáo dục: Huyện Đồng Hỷ có 1 bệnh viện đa khóa, 1 trung tâm y tế và 15 trạm y tế xã phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài huyện. Về giáo dục: trên địa bàn huyện có 3 trường trung học phổ thông; 15 trường trung học cơ sở, 17 trường tiểu học và 18 trường mầm non được xây dựng kiên cố đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân trong toàn huyện.

3.1.3. Đánh giá chung về các đặc điểm tự nhiên KTXH có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu KTNN ở huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng chuyển dịch cơ cấu KTNN ở huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng hóa

- Thuận lợi, lợi thế

Huyện Đồng Hỷ nằm gần khu vực thành phố Thái Nguyên, có dân số tập trung cao, gần các trường đại học và cao đẳng. Đây là điều kiện cho huyện ứng dụng và chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình SXNN.

Lượng mưa hàng năm khá lớn, thuận lợi cho phát triển nhiều tiểu vùng SXNN đặc thù với thế mạnh phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành lâm nghiệp. Nguồn nước huyện Đồng Hỷ dồi dào do có sông ngòi phong phú, thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Diện tích đất sản xuất của huyện lớn có nhiều nhóm đất khác nhau thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt với việc đa dạng hóa cây trồng… Huyện đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế… nhằm không ngừng cải thiện đời sống của người dân.

- Những thách thức, hạn chế

Hệ thống sông suối chảy qua địa bàn huyện, ngoài lợi thế cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất còn lại gây không ít khó khăn đặc biệt là hiện tượng lũ lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến SXNN hàng hóa.

Tiềm năng đất đai của huyện tuy lớn, nhưng do phương thức canh tác chưa hiệu quả nên còn có khu vực đất bị rửa trôi, xói mòn, làm giảm độ màu mỡ của đất làm hạn chế đến phát ngành trồng trọt và ngành lâm nghiệp.

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Nhằm cải thiện đời sống của người nông dân, huyện Đồng Hỷ đã chỉ đạo đẩy nhanh hoạt động CDCC - KTNN, xây dựng cơ cấu NN hợp lý, quá trình SXNN theo hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa, nhằm từng bước CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Theo nghĩa hẹp, ngành NN bao gồm ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi. Theo nghĩa rộng, ngành NN bao gồm ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp và ngành ngư nghiệp. CDCC kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng là vấn đề có tầm chiến lược đối với huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Chuyển dịch cơ cấu KTNN là vấn đề cấp bách trong giai đoạn đẩy mạnh CNH–HĐH của huyện Đồng Hỷ.

Huyện Đồng Hỷ là huyện thuần nông chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành của huyện, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của huyện tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, tận dụng những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng đã được huyện Đồng Hỷ tận

dụng khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng mức tăng trưởng kinh tế.

Từ chỗ sản xuất đình trệ, GTSX nông, lâm, thủy sản của huyện đã có bước tăng trưởng khá, bình quân tăng 10% / năm, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, cơ cấu sản xuất có sự thay đổi tỷ trọng tích cực theo xu hướng tăng ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và thủy sản. Kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Ngành sản xuất

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 1233 100 1024 100 1281 100 1. Trồng trọt 634,32 51,44 482,14 47,08 544,38 42,50 2. Chăn nuôi 281,12 22,80 247,12 24,14 361,64 28,23 3. Thủy sản 164,36 13,33 145,84 14,24 204,39 15,96 4. Lâm nghiệp 74,21 6,02 79,36 7,75 82,34 6,42 5. Dịch vụ NN 78,99 6,41 69,54 6,79 88,25 6,89

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Đồng Hỷ

Bảng số liệu 3.4 cho thấy GTSX ngành nông nghiệp huyện Đồng Hỷ tăng nhanh cụ thể: Năm 2016 GTSX ngành NN của huyện là 1233 tỷ đồng đến năm 2017 GTSX ngành NN là 1024 giảm 209 tỷ đồng so với năm 2016 nguyên nhân do thị trấn Chùa Hang được cắt về thành phố Thái Nguyên. Năm 2018 GTSX ngành NN của huyện là 1281 tỷ đồng tăng 257 tỷ đồng so với năm 2017.

GTSX nông nghiệp tăng do ngành NN ở Đồng Hỷ đã khai thác và tận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)