Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên môi trường, Chi cục Thống kê và các phòng ban khác ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu gồm: Báo cáo PTKT-XH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên qua các năm từ 2016- 2018; Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ qua các năm 2016-2018; Báo cáo Đại hội Đảng huyện Đồng Hỷ; Báo cáo Đại hội Đảng tỉnh Thái Nguyên...
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Đối tượng điều tra: Lấy ý kiến của ban lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên quản lý NN, cán bộ, hội viên Hội nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ gồm: Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện và các xã, thị trấn, Trưởng phó Chi cục Thống Kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế hạ tầng, Ban kinh tế HĐND huyện, Hội nông dân huyện để đánh giá về quá trình CDCC - KTNN tại huyện Đồng Hỷ theo thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả thống kê có 135 cán bộ, hội viên để có tổng thể kết quả khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy tổng
phiếu điều tra là 135 phiếu.
Phương pháp tiến hành điều tra các đối tượng trên bằng bảng câu hỏi. Để xác định các ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bằng bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng bảng câu hỏi với thang đo 5 bậc từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ như bảng sau:
Bảng 2.1 Ý nghĩa của thang đo Likert
Mức Khoảng Mức đánh giá 5 4.20 - 5.00 Tốt 4 3.40 - 4.19 Khá 3 2.60 - 3.39 Trung bình 2 1.80 - 2.59 Yếu 1 1.00 - 1.79 Kém
Các bước tiến hành thu thập thông tin sơ cấp:
Bước 1: Chọn cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện; các cán bộ, chuyên viên, hội viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã, thị trấn của huyện Đông Hỷ.
Bước 2: Phân nhóm các đối tượng lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp và các cán bộ, chuyên viên, hội viên thực hiện công tác về NN tại các xã, thị trấm của huyện Đồng Hỷ.
Bước 3: Tiền hành điều tra.
+ Thời gian điều tra: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Office 2007, Excel nhằm đưa ra các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, mức độ biến động (tăng - giảm),...
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
hiểu về các hiện tượng KT–XH thông qua mô tả sự thay đổi của chúng. Phương pháp này cũng đưa ra những nhận định về xu hướng của sự biến đổi của các hiện tượng thông qua việc đánh giá hiện tượng nghiên cứu từ các kết quả phiếu điều tra.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này sẽ phân chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm theo một vài tiêu chí giống nhau. Từ đó tìm hiểu sự đồng nhất trong cùng một nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm. Hiện nay trong lĩnh vực SXNN của huyện, tác giả đã phân tổ thành các nhóm ngành như: ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp liệt kê các kết quả theo thời gian, sử dụng các mốc để so sánh, đánh giá mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản phẩm theo từng ngành.