Giải pháp đặc thù cho từng vùng sinh thái huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4.2.6. Giải pháp đặc thù cho từng vùng sinh thái huyện Đồng Hỷ

Kinh tế hộ nông dân SXHH chịu sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, cho nên ngày càng có nhiều hộ chuyển sang SXHH vừa cung cấp đủ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình vừa cung cấp sản phẩm cho xã hội.

Thực tế cho thấy mỗi vùng sinh thái, người dân có cách thức SXKD trong nông nghiệp khác nhau. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình CDCC kinh tên nông nghiệp theo hướng SXHH cần có những giải pháp thiết thực phù hợp cho từng vùng sinh thái.

Để PTKT nông hộ theo hướng SXHH, ta cần phải thực hiện tốt các nội dung quan trọng sau: Áp dụng tiến bộ KHKT hiện đại, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng,…cho các loại cây trồng nhằm

tạo các sản phẩm thực sự an toàn. Để có thể nâng cao được hiệu quả SXKD và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ, cần phải tích cực và tập trung đầu tư vào các hệ thống giao thông và thủy lợi vì đây là những hạ tầng quan trọng phục vụ sản xuất và thương mại. Nhà nước cần phải kêu gọi và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đến từng thôn, từng bản nhằm thúc đẩy PTKT và SXHH.

Đối với khu vực vùng núi phía Bắc của huyện, nơi có địa hình núi cao kiểm trở, phức tạp, thì nhiệm vụ chủ yếu của khu vực này là tập trung khai thác các diện tích hiện có. Huyện cần tăng cường xây dựng các hồ, đập và trạm bơm để có thể chủ động thời vụ, góp phần mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, giải quyết tốt được vấn đề lương thực phục vụ cuộc sống và phát triển chăn nuôi. Đồng thời, cần tập trung PTKT rừng, tu bổ rừng có sẵn, xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng.

* Đối với vùng I: Cần đầu tư vốn, lao động và ứng dụng KHKT hiện đại vào sản xuất cây chè. Đồng thời tiến hành cải tạo và nâng cấp những nương chè đã xuống cấp, trồng các nương chè giống mới để thay thế chè già cỗi. Tập trung đầu tư và xây dựng cây chè là cây kinh tế hàng hóa trọng điểm trong vùng.

* Đối với vùng II: Đây là vùng trung tâm huyện với những đặc điểm thuận lợi như địa hình bằng phẳng, do vậy các nông hộ ở đây có thể tập trung phát triển chăn nuôi, cũng như trồng trọt. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần tích cực áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cụ thể các hộ nông dân cần:

- Đẩy mạnh việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng nhằm nâng cao số lượng cũng như giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích đất canh tác.

- Huy động vốn đầu tư cho các hộ chăn nuôi bằng cách phối hợp với các công ty thức ăn gia súc, nơi cung cấp giống vật nuôi theo phương thức

mua trả chậm.

- Mở rộng diện tích cây ăn quả, trồng lúa, rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ.

* Đối với vùng III: Đây là vùng phía Nam huyện, có đặc điểm địa hình đồi núi dốc cao, phù hợp cho việc PTKT rừng. Do đó, các hộ cần tập trung trồng và phát triển cây lâm nghiệp ở những diện tích được phép nuôi trồng, kết hợp phát triển các cây ăn quả như na, vải,…hoặc các cây công nghiệp như chè…Hộ cần tăng cường đưa giống mới năng suất cao, có phẩm chất tốt và phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, hộ nông dan cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng lâu dài, bền vững, tăng cường phát triển đàn bò để góp phần cung cấp nguồn thực phẩm hàng hóa cho các vùng lân cận và thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, kinh tế đồi rừng và mô hình VAC, VACR cũng là những hướng đi phù hợp cho khu vực này.

Không ngừng nâng cao kiến thức quản trị kinh doanh cho các chủ hộ, giúp họ nắm bắt được các xu thế và yêu cầu của thị trường một cách kịp thời, từ đó xây dựng phương án SXKD phù hợp nhất.

Cần thực hiện triệt để và nhất quán việc bảo vệ rừng. Hướng dẫn cho các hộ nông dân kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)