Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4.2.3. Giải pháp về thị trường

Để có thể sản xuất, phát triển các loại sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay, quá trình sản xuất không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực sẵn có, điều kiện thuận lợi của tự nhiên hoặc nhà sản xuất, mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. CDCC - KTNN có đạt hiệu quả hay không, quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thị trường. Hay nói cách khác, cơ cấu kinh tế hoàn hảo đến mấy, nhưng nếu không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì cũng đều trở nên vô nghĩa. Do vậy, muốn CDCC - KTNN từ tự cung tự cấp sang SXHH, ta cần phải căn cứ vào biến động và sự vận hành của thị trường, coi đây là yếu tố nền tảng để nghiên cứu và tiến hành thực hiện CDCC kinh tế. Chính quyền địa phương cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau để phát triển nông

nghiệp phù hợp với thị trường:

- Có phương án quy hoạch nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ, trong đó đặc biệt chú ý đến các chợ bán buôn, các chợ đầu mối, là nơi tập trung khối lượng lớn các nông sản cho các vùng sản xuất tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tiêu thụ các loại SPNN.

- Tăng cường tiếp cận thị trường và marketing nông nghiệp để tiêu thụ SPNN:

+ Không ngừng nâng cao chất lượng SPNN, đồng thời cố gắng tối đa để giảm giá thành, kết hợp với cải tiến mẫu mã nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong khu vực và bên ngoài. Thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ từ các khâu tiếp thị, quảng cáo đến việc thiết lập các kênh và mạng lưới phân phối. Tăng cường mở rộng, thiết lập các liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài huyện.

+ Tận dụng các kênh truyền thông và sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan chức năng địa phương để tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường việc cung cấp các thông tin kinh tế, nhất là thông tin về thị trường đầu vào cũng như đầu ra để nguời sản xuất cũng như chính quyền địa phương nắm bắt được một cách kịp thời và xác định được các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tăng cường xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, đến kỹ thuật tổ chức sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, thương nghiệp cần phải được xắp xếp, quản lý và phát triển theo xu hướng gắn kết một cách chặt chẽ giữa người sản xuất, nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật, cũng như khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

+ Trên cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước phát triển kết hợp với khuyến khích các hộ thành lập các kênh và mạng lưới tiêu thụ lâu dài, hiệu quả nhằm tạo công ăn việc làm cũng như mối quan hệ chiến lược, đôi bên

cùng có lợi giữa sản xuất và thương mại.

4.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu CDCC - KTNN. Do đó, để có thể thực hiện quá trình CDCC - KTNN được toàn diện và thành công, vai trò của nguồn nhân lực là không thể thiếu. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có những giải pháp để phát triển một nguồn nhân lực thực sự chất lượng đáp ứng được nhu cầu của ngành nông nghiệp. Trong đó, cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, phục vụ cho SXNN. Cụ thể là:

- Hoàn thiện các chính sách và chương trình đào tạo nhằm cải thiện chất lượng lao động. Trong đó, các nội dung cần phải tập trung vào việc cung cấp kiến thức phổ thông, cũng như kiến thức chuyên môn và quản lý. Cần phải xác định rõ trách nhiệm chủ yếu của mỗi cấp đào tạo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đào tạo cần hướng vào việc khắc phục dần những bất cân đối hiện nay trên thị trường lao động như giữa các ngành nghề, giữa cán bộ nghiên cứu phát minh với cán bộ thực hành.

- Có những chính sách và cơ chế thu hút nhân tài, nhân lực như tạo điều kiện làm việc, tiền công, tiền lương… nhằm khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

- Mở rộng quy mô GDĐT đối với nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, đối tượng này chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động nhất là lao động trong nông nghiệp ở nông thôn.

- Thực hiện GDĐT không ngừng suốt đời. Trong điều kiện tiến bộ KHCN diễn ra mạnh mẽ, xu hướng trí tuệ hóa lao động phát triển, giao lưu giữa các vùng trong nước cũng như với quốc tế ngày càng mở rộng, đòi hỏi người lao động phải thường xuyên học tập, thường xuyên được đào tạo để bổ túc nâng cao không ngừng kiến thức văn hóa và nghề nghiệp kỹ thuật.

- Gắn liền hoạt động GDĐT với nghiên cứu khoa học. Đồng thời cần tiến hành phát triển phong phú và đa dạng các hình thức cũng như phương pháp đào tạo.

4.2.5. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Để có thể đẩy nhanh quá trình CDCC KTNN theo hướng SXHH, thì huyện Đồng Hỷ cần phải tập trung vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ SXNN, vì đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, không thể thiếu. Đặc biệt với thực trạng như hiện nay, chính quyền địa phương cần phải ngày càng phải đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp nông thôn, bao gồm đầu tư về thuỷ lợi, giao thông, các công trình trạm trại kỹ thuật,…

+ Giải pháp đối với vấn đề đầu tư cho các công trình thuỷ lợi:

- Đầu tư xây mới các công trình thuỷ lợi và cung cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ SXNN; Xây dựng mới cũng như cải tạo hệ thống trạm bơm điện, cống đầu mối, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các hệ thống tưới chuyên biệt cho vùng cao hạn hán, vùng nông nghiệp ven đô (vùng rau sạch, vùng ăn quả…). Để phục vụ cho việc tiếu tiêu đạt hiệu quả cao nhất. Củng cố đê điều tăng cường khả năng thoát lũ, phân chặn lũ, phòng tránh, né tránh lũ.

- Phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với các công trình thuỷ lợi để cho mọi người có ý thức hơn để bảo vệ các công trình này. Bằng cách ban hành các văn bản pháp luật và ngày càng hoàn thiện chúng. Hoàn thiện các văn bản pháp luật, và phổ biến pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý tài nguyên nước và các công trình thuỷ lợi và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường cải tạo nguồn nhân lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng KHKT trong quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi.

+ Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị cho hệ thống các trạm trại kỹ thuật trong huyện, bao gồm

các cơ sở (đảm bảo về giống phục vụ cho SXNN):

+ Các giải pháp quan trọng nhằm phát triển hệ thống giao thông ở khu vực nông thôn có thể kể đến như: Đầu tư mở rộng các tuyến đường hiện có theo tiêu chuẩn đã được nhà nước quy định, rải nhựa, đổ bê tông, hoặc rải cấp phối. Đầu tư nhằm nâng cấp chất lượng và mở rộng các tuyến đường giao thông kết nối các vùng sản xuất cây, con tập trung. Đảm bảo các tuyến đường đủ điều kiện cho các phương tiện cơ giới có thể đi lại thuận lợi, phục vụ quá trình sản xuất được thuận tiện nhất.

+ Phát triển và nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụ cho SXNN nông thôn: Đầu tư kiên cố hệ thống lưới điện ở tất cả các địa bàn về đường dây, hệ thống cột, trạm biến áp...đủ công suất phục vụ cho sản xuất phát triển; quản lý và khai thác tốt hệ thống lưới điện; có giá điện hỗ trợ cho SXNN.

+ Phát triển và nâng cấp các hệ thống thông tin liên lạc đến tất cả các xã trong toàn huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa để đảm bảo cung cấp thông tin một cách nhanh nhất phục vụ SXNN cũng như thúc đẩy CDCC KTNN.

4.2.6. Giải pháp đặc thù cho từng vùng sinh thái huyện Đồng Hỷ

Kinh tế hộ nông dân SXHH chịu sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, cho nên ngày càng có nhiều hộ chuyển sang SXHH vừa cung cấp đủ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình vừa cung cấp sản phẩm cho xã hội.

Thực tế cho thấy mỗi vùng sinh thái, người dân có cách thức SXKD trong nông nghiệp khác nhau. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình CDCC kinh tên nông nghiệp theo hướng SXHH cần có những giải pháp thiết thực phù hợp cho từng vùng sinh thái.

Để PTKT nông hộ theo hướng SXHH, ta cần phải thực hiện tốt các nội dung quan trọng sau: Áp dụng tiến bộ KHKT hiện đại, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng,…cho các loại cây trồng nhằm

tạo các sản phẩm thực sự an toàn. Để có thể nâng cao được hiệu quả SXKD và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ, cần phải tích cực và tập trung đầu tư vào các hệ thống giao thông và thủy lợi vì đây là những hạ tầng quan trọng phục vụ sản xuất và thương mại. Nhà nước cần phải kêu gọi và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đến từng thôn, từng bản nhằm thúc đẩy PTKT và SXHH.

Đối với khu vực vùng núi phía Bắc của huyện, nơi có địa hình núi cao kiểm trở, phức tạp, thì nhiệm vụ chủ yếu của khu vực này là tập trung khai thác các diện tích hiện có. Huyện cần tăng cường xây dựng các hồ, đập và trạm bơm để có thể chủ động thời vụ, góp phần mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, giải quyết tốt được vấn đề lương thực phục vụ cuộc sống và phát triển chăn nuôi. Đồng thời, cần tập trung PTKT rừng, tu bổ rừng có sẵn, xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng.

* Đối với vùng I: Cần đầu tư vốn, lao động và ứng dụng KHKT hiện đại vào sản xuất cây chè. Đồng thời tiến hành cải tạo và nâng cấp những nương chè đã xuống cấp, trồng các nương chè giống mới để thay thế chè già cỗi. Tập trung đầu tư và xây dựng cây chè là cây kinh tế hàng hóa trọng điểm trong vùng.

* Đối với vùng II: Đây là vùng trung tâm huyện với những đặc điểm thuận lợi như địa hình bằng phẳng, do vậy các nông hộ ở đây có thể tập trung phát triển chăn nuôi, cũng như trồng trọt. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần tích cực áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cụ thể các hộ nông dân cần:

- Đẩy mạnh việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng nhằm nâng cao số lượng cũng như giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích đất canh tác.

- Huy động vốn đầu tư cho các hộ chăn nuôi bằng cách phối hợp với các công ty thức ăn gia súc, nơi cung cấp giống vật nuôi theo phương thức

mua trả chậm.

- Mở rộng diện tích cây ăn quả, trồng lúa, rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ.

* Đối với vùng III: Đây là vùng phía Nam huyện, có đặc điểm địa hình đồi núi dốc cao, phù hợp cho việc PTKT rừng. Do đó, các hộ cần tập trung trồng và phát triển cây lâm nghiệp ở những diện tích được phép nuôi trồng, kết hợp phát triển các cây ăn quả như na, vải,…hoặc các cây công nghiệp như chè…Hộ cần tăng cường đưa giống mới năng suất cao, có phẩm chất tốt và phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, hộ nông dan cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng lâu dài, bền vững, tăng cường phát triển đàn bò để góp phần cung cấp nguồn thực phẩm hàng hóa cho các vùng lân cận và thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, kinh tế đồi rừng và mô hình VAC, VACR cũng là những hướng đi phù hợp cho khu vực này.

Không ngừng nâng cao kiến thức quản trị kinh doanh cho các chủ hộ, giúp họ nắm bắt được các xu thế và yêu cầu của thị trường một cách kịp thời, từ đó xây dựng phương án SXKD phù hợp nhất.

Cần thực hiện triệt để và nhất quán việc bảo vệ rừng. Hướng dẫn cho các hộ nông dân kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc.

4.3. Kiến nghị

*Về phía Nhà nước:

Đề nghị chính phủ khảo sát và tiến hành thực hiện đồng bộ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho SXNN nông thôn. Đặc biệt ưu tiên các dự án sử dụng vốn đầu tư vào các SPNN chủ yếu và công nghệ chế biến nông, lâm sản.

* Về phía tỉnh:

Quá trình thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ban, ngành trong tỉnh. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để dự án đạt kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một trong những chủ trương và nhiệm vụ chiến lược hiện nay được Đảng và Nhà nước vô cùng quan tâm. Đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn nhằm thúc đẩy PTKT một cách toàn diện. CDCC nông nghiệp là một việc tất yếu nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hoàn thiện và tối ưu nhất trên cơ sở khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.

Đồng Hỷ là một huyện nằm sát thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế hàng hóa. Trong quá trình CDCC - KTNN theo hướng SXHH nhằm thực hiện chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đưa ra định hướng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và tìm ra những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi là một vấn đề cấp thiết đối với việc phát triển KTNN Đồng Hỷ hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra giải pháp CDCC - KTNN theo hướng SXHH huyện Đồng Hỷ rất có ý nghĩa đối với huyện.

Nghiên cứu quá trình CDCC KTNN theo hướng SXHH ở huyện Đồng Hỷ, luận văn để phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về CDCC - KTNN theo hướng SXHH. Đồng thời luận văn đã đưa các kinh nghiệm thực tiễn về CDCC - KTNN theo hướng SXHH và rút ra bài học cho huyện Đồng Hỷ.

Luận văn đã phân tích thực trạng CDCC - KTNN theo hướng SXHH của huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn 2016-2018; và đánh giá năm nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến CDCC - KTNN trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đó là nhóm nhân tố điều kiện tực nhiên, nhóm nhân tố về kinh tế tổ chức và quản lý, nhóm yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân tố về quản lý vĩ mô của nhà nước, nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình CDCC - KTNN theo hướng SXHH huyện Đồng Hỷ luận văn đã

đề xuất một số các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình CDCC - KTNN theo hướng SXHH ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên: Thứ nhất là, cần phải quy hoạch SXHH gắn với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)